Ia Sao nỗ lực giảm nghèo về thông tin

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Những năm gần đây, xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là chính sách giảm nghèo bền vững nhằm giúp người dân tiếp cận kịp thời nguồn thông tin hữu ích, vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no.
Nhiều hộ dân ở buôn Hliếp (xã Ia Sao) đã xây dựng được nhà ở khang trang. Ảnh: N.H

Nhiều hộ dân ở buôn Hliếp (xã Ia Sao) đã xây dựng được nhà ở khang trang. Ảnh: N.H

Buôn Hliếp hiện có 172 hộ, đa số là đồng bào Jrai. Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Qua rà soát, buôn hiện còn 9 hộ nghèo và 6 hộ cận nghèo. Để giúp các hộ dân từng bước vươn lên thoát nghèo, cùng với các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, xã Ia Sao đã tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức giúp bà con kịp thời tiếp cận với chủ trương, chính sách về công tác giảm nghèo.

Theo ông Ksor Krão-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hliếp: Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” đã lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Thời gian qua, người dân trong buôn đã tiếp cận những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả để áp dụng vào thực tế. Công tác tuyên truyền, vận động được hệ thống chính trị cơ sở thực hiện thường xuyên, liên tục đến từng hộ dân, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Bên cạnh đó, hàng ngày, hệ thống loa truyền thanh của xã cũng đã chuyển tải chủ trương, chính sách giảm nghèo bền vững đến với người dân một cách kịp thời, nhanh chóng, nhất là những gương điển hình trong phát triển kinh tế gia đình.

Hệ thống loa truyền thanh của xã tại buôn Hliếp. Ảnh: Nguyễn Hồng

Hệ thống loa truyền thanh của xã tại buôn Hliếp. Ảnh: Nguyễn Hồng

“Năm 2022, buôn đã có 2 hộ vươn lên thoát nghèo, trở thành gương điển hình cho các hộ khác học tập. Năm 2023, buôn có 2 hộ đăng ký thoát nghèo. Hiện tại, hệ thống chính trị của buôn tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tập trung phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững”-ông Ksor Krão chia sẻ.

Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Thị Tánh-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Sao-cho biết: Để giúp người dân thoát nghèo bền vững, từ đầu năm 2023, UBND xã tiến hành rà soát, giao các thôn, buôn lập danh sách các hộ có khả năng thoát nghèo, tìm hiểu nhu cầu của từng hộ để hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi hoặc hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà vệ sinh. Bên cạnh đó, xã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của thị xã mở một số lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi, giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận và áp dụng vào sản xuất của gia đình. Đặc biệt, xã đẩy mạnh công tác truyền thông bằng nhiều hình thức như: treo băng rôn, pa nô và thông qua hệ thống loa truyền thanh.

“Việc đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức về giảm nghèo bền vững là một trong những giải pháp quan trọng được Đảng ủy, UBND xã thực hiện thường xuyên, liên tục. Xã phấn đấu đạt tiêu chí giảm nghèo đa chiều vào năm 2025”-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Sao nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

(GLO)- Từ sáng sớm ngày 2-11, nhiều du khách gần xa đã có mặt tại làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai) để đón xem Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh năm 2024. Không khí "trẩy hội" nơi biên giới vô cùng rộn ràng, náo nhiệt. Dưới đây là một số hình ảnh P.V Báo Gia Lai ghi nhận được.