Ia Phìn xứng danh vùng đất anh hùng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ia Phìn là xã đầu tiên của huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và cũng là xã nông thôn mới (NTM) đầu tiên của huyện vùng biên này. Phát huy truyền thống cách mạng, Đảng bộ và Nhân dân xã Ia Phìn tiếp tục đoàn kết, thi đua thực hiện các phong trào yêu nước, xác lập những thành tích mới.
Hào hùng trong chiến tranh
Trước ngày giải phóng miền Nam (30-4-1975), xã Ia Phìn là E5 thuộc H5 (huyện Chư Prông ngày nay). Dưới ách cai trị của đế quốc và tay sai, người dân Ia Phìn bị bóc lột, hành hạ đủ đường, cơm không đủ no, áo không đủ mặc. Được Đảng giáo dục, giác ngộ, đồng bào Ia Phìn đoàn kết đứng lên chống sưu cao thuế nặng, chống bắt lính, gom dân lập ấp, đấu tranh bảo vệ buôn làng. Trước tinh thần bất khuất đó, địch đã đổ quân càn quét các làng đồng bào dân tộc thiểu số, lùng bắt những cán bộ cách mạng, cướp bóc tài sản, tàn sát dân lành vô tội. “Cuộc càn quét tháng 10-1962, địch giết 60 người, bắn bị thương 45 người làng Bạk, huyện 5” (trích trang 274, sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia Lai, tập 1 (1945-1975), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phối hợp với Tỉnh ủy Gia Lai xuất bản năm 1996).
Căm thù sâu sắc quân xâm lược, những người con ưu tú của làng Bạk, làng Grang xung phong làm du kích, tham gia cùng bộ đội để đánh đuổi kẻ thù, bảo vệ buôn làng. Trong chiến tranh chống Mỹ, quân và dân xã Ia Phìn đã phát huy tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn, chiến lược chiến tranh của địch. Với nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, xã Ia Phìn và cá nhân bà Kpă Ó-nguyên Trung đội trưởng Trung đội du kích xã E5 vinh dự được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày 6-11-1978. Nhớ lại ngày tháng gian lao mà anh dũng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Kpă Ó xúc động: “Khi đó, bà con các làng đều đói khổ, trong khi Mỹ-ngụy ngày đêm càn quét, ném bom, bắn phá. Không thể nào diễn tả hết được nỗi khổ của bộ đội, dân làng lúc này. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân vẫn một lòng đi theo cách mạng, quyết bám làng, bám rẫy, không trở lại khu tập trung, đồng cam cộng khổ cùng với huyện, tỉnh và cả nước đánh bại Mỹ-ngụy, giành thắng lợi vẻ vang”.
Ia Phìn xứng danh vùng đất anh hùng (GLO)- Ia Phìn là xã đầu tiên của huyện Chư Prông được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và cũng là xã nông thôn mới (NTM) đầu tiên của huyện vùng biên này. Phát huy truyền thống cách mạng, Đảng bộ và Nhân dân xã Ia Phìn tiếp tục đoàn kết, thi đua thực hiện các phong trào yêu nước, xác lập những thành tích mới. Hào hùng trong chiến tranh Trước ngày giải phóng miền Nam (30-4-1975), xã Ia Phìn là E5 thuộc H5 (huyện Chư Prông ngày nay). Dưới ách cai trị của đế quốc và tay sai, người dân Ia Phìn bị bóc lột, hành hạ đủ đường, cơm không đủ no, áo không đủ mặc. Được Đảng giáo dục, giác ngộ, đồng bào Ia Phìn đoàn kết đứng lên chống sưu cao thuế nặng, chống bắt lính, gom dân lập ấp, đấu tranh bảo vệ buôn làng. Trước tinh thần bất khuất đó, địch đã đổ quân càn quét các làng đồng bào dân tộc thiểu số, lùng bắt những cán bộ cách mạng, cướp bóc tài sản, tàn sát dân lành vô tội. “Cuộc càn quét tháng 10-1962, địch giết 60 người, bắn bị thương 45 người làng Bạk, huyện 5” (trích trang 274, sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia Lai, tập 1 (1945-1975), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phối hợp với Tỉnh ủy Gia Lai xuất bản năm 1996). Căm thù sâu sắc quân xâm lược, những người con ưu tú của làng Bạk, làng Grang xung phong làm du kích, tham gia cùng bộ đội để đánh đuổi kẻ thù, bảo vệ buôn làng. Trong chiến tranh chống Mỹ, quân và dân xã Ia Phìn đã phát huy tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn, chiến lược chiến tranh của địch. Với nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, xã Ia Phìn và cá nhân bà Kpă Ó-nguyên Trung đội trưởng Trung đội du kích xã E5 vinh dự được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày 6-11-1978. Nhớ lại ngày tháng gian lao mà anh dũng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Kpă Ó xúc động: “Khi đó, bà con các làng đều đói khổ, trong khi Mỹ-ngụy ngày đêm càn quét, ném bom, bắn phá. Không thể nào diễn tả hết được nỗi khổ của bộ đội, dân làng lúc này. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân vẫn một lòng đi theo cách mạng, quyết bám làng, bám rẫy, không trở lại khu tập trung, đồng cam cộng khổ cùng với huyện, tỉnh và cả nước đánh bại Mỹ-ngụy, giành thắng lợi vẻ vang”. Tiên phong phát triển kinh tế Sau ngày đất nước thống nhất, bà con làng Bạk, làng Grang nhanh chóng trở về làng cũ, bắt tay khôi phục đời sống và sản xuất, xây dựng buôn làng. Thực hiện chủ trương của Đảng, đầu năm 1977, Ia Phìn đón đồng bào từ miền Bắc vào xây dựng kinh tế mới. Đất lành chim đậu, nhiều hộ dân từ các miền quê khác cũng đến đây lập nghiệp, sinh sống. Đến nay, xã Ia Phìn có 1.650 hộ với trên 6.500 khẩu, trong đó, hơn 200 hộ là người Jrai. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, bà con xã Ia Phìn càng phát huy nội lực, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hình thành nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, tích cực xóa đói giảm nghèo. Đến năm 2018, Ia Phìn được công nhận đạt chuẩn NTM. Giờ đây, Ia Phìn nổi tiếng bởi có hàng trăm hộ sản xuất kinh doanh giỏi với thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm. Nhiều hộ thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm. Sở hữu trang trại trồng 7,5 ha cây mắc ca xen cà phê và các loại cây lưu niên khác, ông Phạm Hữu Đương (thôn Hưng Tiến) phấn khởi cho biết: “Sau 10 năm đầu tư làm trang trại, gia đình thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm. Năm nay, giá hạt mắc ca tăng từ 90.000 đồng/kg lên 110.000 đồng/kg khiến gia đình rất phấn khởi. Dù thời tiết bất lợi nhưng sau khi trừ chi phí, lợi nhuận cũng đạt 80% so với năm ngoái”. Không chỉ được biết đến là vùng đất anh hùng, vùng đất bazan màu mỡ, gần đây, Ia Phìn còn là xã đầu tiên trong tỉnh khởi công dự án điện gió. Đó là Dự án trang trại phong điện HBRE Chư Prông, giai đoạn 1 có công suất 50 MW, do Tập đoàn HBRE hợp tác với Tập đoàn Super Energy Corporation (Thái Lan) đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng trên 9,25 ha đất đồi thuộc thôn Hưng Tiến. Ông Ksor Hạ-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Phìn-lạc quan: “Với đà phát triển này, xã tin tưởng sẽ xóa hết hộ nghèo, hộ cận nghèo vào năm 2023 và xác lập mới thành tích về đích xã đạt chuẩn NTM nâng cao”. H.C ? HOÀNG CƯ Một góc thôn Hưng Tiến (xã Ia Phìn, huyện Chư Prông). Ảnh: H.C
Một góc thôn Hưng Tiến (xã Ia Phìn, huyện Chư Prông). Ảnh: Hoàng Cư
Tiên phong phát triển kinh tế
Sau ngày đất nước thống nhất, bà con làng Bạk, làng Grang nhanh chóng trở về làng cũ, bắt tay khôi phục đời sống và sản xuất, xây dựng buôn làng. Thực hiện chủ trương của Đảng, đầu năm 1977, Ia Phìn đón đồng bào từ miền Bắc vào xây dựng kinh tế mới. Đất lành chim đậu, nhiều hộ dân từ các miền quê khác cũng đến đây lập nghiệp, sinh sống. Đến nay, xã Ia Phìn có 1.650 hộ với trên 6.500 khẩu, trong đó, hơn 200 hộ là người Jrai.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, bà con xã Ia Phìn càng phát huy nội lực, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hình thành nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, tích cực xóa đói giảm nghèo. Đến năm 2018, Ia Phìn được công nhận đạt chuẩn NTM. Giờ đây, Ia Phìn nổi tiếng bởi có hàng trăm hộ sản xuất kinh doanh giỏi với thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm. Nhiều hộ thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm.
Sở hữu trang trại trồng 7,5 ha cây mắc ca xen cà phê và các loại cây lưu niên khác, ông Phạm Hữu Đương (thôn Hưng Tiến) phấn khởi cho biết: “Sau 10 năm đầu tư làm trang trại, gia đình thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm. Năm nay, giá hạt mắc ca tăng từ 90.000 đồng/kg lên 110.000 đồng/kg khiến gia đình rất phấn khởi. Dù thời tiết bất lợi nhưng sau khi trừ chi phí, lợi nhuận cũng đạt 80% so với năm ngoái”.
Không chỉ được biết đến là vùng đất anh hùng, vùng đất bazan màu mỡ, gần đây, Ia Phìn còn là xã đầu tiên trong tỉnh khởi công dự án điện gió. Đó là Dự án trang trại phong điện HBRE Chư Prông, giai đoạn 1 có công suất 50 MW, do Tập đoàn HBRE hợp tác với Tập đoàn Super Energy Corporation (Thái Lan) đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng trên 9,25 ha đất đồi thuộc thôn Hưng Tiến. Ông Ksor Hạ-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Phìn-lạc quan: “Với đà phát triển này, xã tin tưởng sẽ xóa hết hộ nghèo, hộ cận nghèo vào năm 2023 và xác lập mới thành tích về đích xã đạt chuẩn NTM nâng cao”.
HOÀNG CƯ

Có thể bạn quan tâm

Tặng 60 suất quà cho gia đình chính sách xã Gào

Tặng 60 suất quà cho gia đình chính sách xã Gào

(GLO)- Chiều 11-12, nhóm cựu chiến binh đến từ TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Nhóm thiện nguyện 50K TP. Pleiku và tổ dân phố 3 (phường Diên Hồng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình tặng quà cho gia đình chính sách tại xã Gào.

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

(GLO)- Sáng 11-12, Huyện ủy Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tiến hành hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030. Các đồng chí Thường trực Huyện ủy chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

(GLO)- Chiều 6-12, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” nhằm trao tặng áo ấm cho thiếu nhi trên địa bàn xã.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Mùa cà phê chín đỏ

Mùa cà phê chín đỏ

(GLO)- Dưới ánh nắng rực rỡ của những ngày cuối tháng 11, trên khắp các vườn cà phê chín đỏ, không khí thu hoạch rộn rã hơn. Năm nay, bà con nông dân đón mùa vụ với sự hân hoan lớn khi lần đầu tiên cà phê có một mức giá cao nhất lịch sử.