Ia O khởi sắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2021, xã biên giới Ia O (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) tiếp tục chuyển mình khởi sắc. Đặc biệt, toàn xã có 7/9 làng đạt chuẩn NTM.

Làng Dăng có 473 hộ/1.940 khẩu, trong đó, hộ dân tộc thiểu số chiếm 65,6%. Với lợi thế nằm ở trung tâm xã nên làng Dăng có nhiều tiềm năng phát triển, kinh tế-xã hội. Trò chuyện cùng chúng tôi, ông Ksor Plaih cho hay: “Khi có chủ trương xây dựng làng NTM, người dân rất đồng thuận. Riêng gia đình tôi đã tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến 150 m2 đất, phá 10 cây điều và đóng góp ngày công để mở rộng con đường. Giờ con đường được bê tông hóa phẳng lì giúp bà con đi lại thuận tiện, các cháu học sinh đến trường cũng dễ dàng hơn”.

Theo Bí thư Chi bộ Rơ Lan Tương: Năm 2021, làng Dăng đạt chuẩn làng NTM trong đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện trong làng chỉ còn 9 hộ nghèo (chiếm 1,9%), thu nhập bình quân đầu người đạt 48 triệu đồng/năm.

  Nhà rông, nhà sinh hoạt cộng đồng làng Dăng được xây dựng khang trang. Ảnh: Lê Nam
Nhà rông, nhà sinh hoạt cộng đồng làng Dăng được xây dựng khang trang. Ảnh: Lê Nam



Còn ông Puih Jih-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Mít Kom I thì cho biết: Nhờ chương trình xây dựng NTM mà hệ thống đường giao thông nông thôn được đầu tư hoàn thiện. 100% đường từ trung tâm xã đến làng và đường trục thôn được bê tông hóa, cứng hóa đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm. Để làm đường giao thông, dân làng đã hiến gần 6.000 m2 đất, phá bỏ hơn 170 cây điều và một số cây trồng khác; tự nguyện tháo dỡ và lùi hàng rào vào trong để giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, người dân đã chỉnh trang nhà ở, xây dựng các công trình vệ sinh đảm bảo môi trường sống sáng-xanh-sạch-đẹp.

Xã Ia O có nhiều lợi thế trong xây dựng NTM bởi được sự đầu tư, hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, hỗ trợ xây dựng NTM tại các làng thuộc xã biên giới theo Quyết định số 1385/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đây là nguồn lực rất lớn để xã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ người dân phát triển kinh tế. Hơn 10 năm qua, tổng kinh phí đầu tư xây dựng NTM là trên 42,3 tỷ đồng. Trong đó, hơn 36,4 tỷ đồng ngân sách trung ương, hơn 2,1 tỷ đồng ngân sách tỉnh, gần 2 tỷ đồng từ ngân sách xã và 1,7 tỷ đồng do người dân, doanh nghiệp đóng góp.

Đến nay, 100% đường trục xã, liên xã, đường trục thôn được nhựa hóa, gần 90% đường ngõ xóm được cứng hóa, bê tông hóa, hơn 71% đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện; tỷ lệ nhà đạt chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng là 87%; 9/9 thôn làng được xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng… Ông Puih-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Cúc-cho hay: Hiện nay, diện mạo nông thôn thay đổi tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người đạt 41 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,58%; cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp; nhà ở dân cư có cổng ngõ, hàng rào, vườn rau, nhà vệ sinh, khu chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường; an ninh trật tự được giữ vững.

Bên cạnh đó, từ các nguồn hỗ trợ, chính quyền địa phương cấp cây-con giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật giúp người dân trong xã trồng cây công nghiệp dài ngày như: cao su, điều, cà phê. Nếu như năm 2011, toàn xã có 995 hộ nghèo (chiếm 43,62%) thì nay đã giảm còn 75 hộ (chiếm 2,8%) theo bộ tiêu chí hộ nghèo giai đoạn 2026-2021. Thu nhập bình quân đầu người từ 9,5 triệu đồng (năm 2011) lên 42,1 triệu đồng (năm 2022).

Trao đổi với P.V, ông Siu Nghiệp-Chủ tịch UBND xã Ia O-cho biết: “Thời gian tới, xã tiếp tục giữ vững, củng cố, nâng cao các tiêu chí NTM và nâng cao đời sống của cư dân nông thôn; tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội hiện đại, có các hình thức sản xuất phù hợp, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu các loại cây trồng để giúp người dân phát triển kinh tế bền vững”.

 

LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.