Ia Lâu: "Gom nắng" thắp sáng đường quê

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Vừa qua, người dân xã Ia Lâu (huyện Chư Prông) đã góp tiền đầu tư lắp đặt các trụ điện sử dụng năng lượng mặt trời để thắp sáng dọc đường liên xã Ia Lâu-Ia Piơr cũng như tại các ngã tư. Cách làm này đã mang lại hiệu quả rất thiết thực.
Ông Lê Thành Công-Phó Bí thư phụ trách Đảng ủy xã Ia Lâu-cho biết: “Lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIII, đầu năm 2020, các chi bộ đã vận động người dân có nhà nằm dọc tuyến đường liên xã Ia Lâu-Ia Piơr cùng góp tiền lắp đặt những trụ điện sử dụng năng lượng mặt trời nhằm đảm bảo an toàn giao thông và an ninh trật tự. Cách làm này đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng tích cực của người dân với mức đóng góp thấp nhất 150 ngàn đồng/hộ”.
Với tổng số tiền đóng góp 265 triệu đồng, đến nay, xã Ia Lâu đã lắp đặt được 143 trụ điện dọc đường liên xã và trục đường chính ở các thôn, làng. Các bóng điện này tự động bật sáng vào khoảng 18 giờ mỗi ngày, đến tầm 5 giờ sáng hôm sau thì tắt. Đây được xem là một trong những cách làm hay trong phong trào chung tay thắp sáng đường quê mà xã Ia Lâu là địa phương đầu tiên của huyện Chư Prông triển khai thực hiện.
Trụ điện mặt trời được lắp đặt dọc đường liên xã Ia Lâu-Ia Piơr (huyện Chư Prông). Ảnh: Nguyễn Diệp
Trụ điện mặt trời được lắp đặt dọc đường liên xã Ia Lâu-Ia Piơr (huyện Chư Prông). Ảnh: Nguyễn Diệp
Bà Bùi Thị Luyện (thôn Lũng Vân) cho biết: “Nhà tôi nằm trên tuyến đường liên xã Ia Lâu-Ia Piơr. Những năm trước, khi chưa có điện đường, người dân không khỏi lo lắng khi đi lại vào ban đêm. Đầu năm nay, hưởng ứng phong trào đóng góp kinh phí để lắp đặt đèn năng lượng mặt trời, gia đình tôi góp 500 ngàn đồng. Từ khi có điện đường, lúc tối trời, người dân tham gia giao thông cũng yên tâm, an ninh trật tự được giữ vững. Hơn nữa, cái lợi của việc chiếu sáng bằng điện năng lượng mặt trời là người dân không phải đóng góp để trả tiền điện nữa”.
Theo tính toán, mỗi trụ điện năng lượng mặt trời có giá khoảng 1,8 triệu đồng, rất vừa tầm với sự đóng góp của người dân. Ông Hoàng Đức Hoàng-cán bộ văn hóa-xã hội xã Ia Lâu-thông tin: Từ khi lắp đặt các trụ điện này, việc đi lại vào ban đêm thuận lợi hơn, tai nạn giao thông gần như không xảy ra; việc tuần tra của các tổ tự quản cũng đỡ vất vả.
“Thời gian tới, xã tiếp tục vận động triển khai lắp đặt thêm trụ điện năng lượng mặt trời ở các trục đường trong thôn theo phương thức 2 gia đình cùng góp tiền lắp đặt 1 trụ. Đồng thời, vận động người dân trồng hoa và cây xanh dọc tuyến đường liên xã, nội thôn, khu vực trung tâm của xã nhằm tạo cảnh quan môi trường sáng-xanh-sạch-đẹp”-ông Hoàng cho hay.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.