Ia Khai khởi sắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ia Khai là xã vùng 2 của huyện Ia Grai (Gia Lai). Toàn xã có hơn 1.290 hộ với gần 4.680 khẩu, trong đó hơn 80% là người dân tộc thiểu số. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân, kinh tế-xã hội của xã đã có những đổi thay tích cực, đời sống người dân được cải thiện đáng kể.

 Hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư giúp bộ mặt các thôn làng khởi sắc. Ảnh: L.T
Hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư giúp bộ mặt các thôn làng khởi sắc. Ảnh: L.T



Cùng với tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, việc thực hiện chế độ chính sách cho hộ nghèo trên địa bàn xã luôn được quan tâm đầy đủ. Theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Rơ Châm Pích, từ năm 2015 đến nay, Ia Khai đã xây dựng được 13 ngôi nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo. Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” cũng rất được chú trọng. Công tác tuyên truyền đã giúp bà con thay đổi nhận thức, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các tổ chức đoàn thể đã phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện hỗ trợ vốn vay cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo để phát triển sản xuất với dư nợ hơn 10 tỷ đồng.

Ông Rơ Lan Hôh-Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Nú-cho biết: “Năm 2015, làng mình có 30 hộ nghèo nhưng giờ giảm còn 13 hộ. Trong làng không còn nhà tạm và dột nát. Làng được công nhận làng văn hóa 13 năm liên tục 2007-2019”.

Với sự quan tâm sâu sát của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể cùng nỗ lực vươn lên của người dân, tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm dần qua từng năm. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 9,68%, hộ cận nghèo còn 11,9%.

Song song với việc đẩy mạnh công tác giảm nghèo, những năm qua, xã Ia Khai cũng chú trọng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về  xây dựng nông thôn mới. Ông Puih Dinh-Chủ tịch UBND xã-cho biết: Bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia, UBND xã triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, gắn với xây dựng nông thôn mới. Hệ thống giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng. Hiện cả 6/6 làng đều có đường nhựa, 100% người dân đã có điện sử dụng, môi trường sinh thái được bảo vệ, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được nâng lên… Đến cuối năm 2019, xã đạt 13/19 tiêu chí nông thôn mới.

Từ năm 2016 đến nay, xã cũng chú trọng chỉ đạo nhân dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ cây giống, phân bón, hướng dẫn người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, mở rộng diện tích tái canh cà phê để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm… Hiện xã có hơn 700 ha cây trồng hàng năm, diện tích cà phê hộ gia đình hơn 1.500 ha, phát triển đàn gia súc, gia cầm hơn 4.500 con…

Cơ sở giáo dục phổ thông tại địa bàn xã Ia Khai (Ia Grai, Gia Lai). Ảnh: L.T
Cơ sở giáo dục phổ thông tại địa bàn xã Ia Khai (Ia Grai, Gia Lai). Ảnh: L.T



Cơ sở hạ tầng cũng được xã chú trọng đầu tư phát triển. Từ nguồn ngân sách hỗ trợ, xã đã nhựa hóa hơn 3.300 m đường giao thông nông thôn, khơi thông và nâng cấp gần 3 km kênh mương, tu sửa nâng cấp 1 công trình nước sinh hoạt tập trung và 19 giọt nước, xây mới 1 nhà sinh hoạt cộng đồng và trạm y tế xã. Hưởng ứng chủ trương xây dựng làng nông thôn mới, người dân các làng đã đóng góp công sức, tiền của để xây dựng công trình công cộng. Cụ thể, người dân đã hiến hơn 20.000 m2 đất để làm đường giao thông, góp kinh phí và công lao động lắp đặt hệ thống chiếu sáng, xây dựng cổng làng, mua sắm trang-thiết bị nhà sinh hoạt cộng đồng…

Theo Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Rơ Châm Eng: “Xã chọn làng Jăng Krăi là đơn vị điểm để xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Cuối năm 2019, làng Jrăng Krăi đã đạt 19/19 tiêu chí làng nông thôn mới theo quy định, hiện đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị huyện thẩm định và công nhận làng đạt chuẩn nông thôn mới”.

 

LƯƠNG THANH

Có thể bạn quan tâm

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

(GLO)- Ngày 26-6, Công an tỉnh Gia Lai có Công văn số 3986/CAT-PC06 thông báo thời gian cấp, thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các cơ quan, tổ chức có trụ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai (cũ).

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar. Ảnh: Ngọc Minh

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar

(GLO)- Những ngày này, tại cánh đồng Đê Bar (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) không khí lao động diễn ra tấp nập, khẩn trương, tiếng máy cày hòa cùng tiếng nói cười của người dân kỳ vọng về một mùa vụ thắng lợi.

Những mái ấm ở vùng khó

Những mái ấm ở vùng khó

(GLO)- Ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát đã lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc. Những ngôi nhà mới không chỉ góp phần làm đổi thay diện mạo nông thôn mà còn mở ra hy vọng về một cuộc sống tươi sáng hơn cho hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo.

null