Ia Grai: Hơn 140 nhân viên thú y cơ sở và cán bộ thôn tập huấn về chăn nuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong 2 ngày (1 và 2-8), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) tập huấn “Nâng cao năng lực cho nhân viên thú y cơ sở; cán bộ thôn, làng, tổ dân phố về lĩnh vực chăn nuôi”. Dự tập huấn có hơn 140 học viên là nhân viên thú y xã, thị trấn và cán bộ các thôn, làng, tổ dân phố trong huyện.
Quang cảnh lớp tập huấn. Ảnh: Minh Thoan

Quang cảnh lớp tập huấn. Ảnh: Minh Thoan

Tại lớp tập huấn, các học viên được phổ biến kiến thức về: Luật Thú y, Luật Chăn nuôi, Luật Thủy sản và các nghị định, thông tư, một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, thú y; một số bệnh gia súc, gia cầm và cách phòng trị; kỹ năng giám sát, báo cáo dịch bệnh vật nuôi; phương pháp tổ chức, bao vây, ngăn chặn, khống chế các ổ dịch bệnh tại cơ sở; biện pháp tổ chức, thực hiện các đợt tiêm phòng vắc xin…

Thông qua lớp tập huấn giúp nâng cao hiểu biết, năng lực nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ nhân viên thú y cơ sở; góp phần làm tốt công tác phòng-chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi với chi phí thấp, hiệu quả cao; ngăn chặn dịch bệnh động vật lây sang người, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, môi trường sinh thái; hướng đến xây dựng thành công các vùng an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới, tạo cơ hội cho sản phẩm chăn nuôi của huyện xuất khẩu.

Có thể bạn quan tâm

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Ông Ngôn (làng Kon Chră, xã Hra, huyện Mang Yang) thu hoạch mì trồng xen vào diện tích rừng keo. Ảnh: N.D

Mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp: Lợi ích kép

(GLO)- Từ năm 2023 đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) triển khai mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ mượn đất trồng xen cây mì vào diện tích rừng keo do đơn vị quản lý.