Ia Grai: Đẩy mạnh công tác khuyến nông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO- Những năm qua, ngành Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai (Gia Lai) chú trọng triển khai công tác khuyến nông cùng các chương trình hỗ trợ sản xuất nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương theo hướng bền vững.
Nhiều mô hình hiệu quả
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Phùng Hưng-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai-cho biết: “Để góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, UBND huyện đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp và PTNT huyện kết hợp nhiều nguồn lực và chính sách đầu tư phát triển sản xuất, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng trên cơ sở phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương; chú trọng phát triển sản xuất gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cây trồng, vật nuôi; nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả”.   
 Huyện Ia Grai chú trọng triển khai các mô hình khuyến nông. Ảnh: T.N
Huyện Ia Grai chú trọng triển khai các mô hình khuyến nông. Ảnh: T.N
Cũng theo ông Hưng, thời gian qua, huyện đã triển khai được gần 50 mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, cùng các dự án hỗ trợ sản xuất với tổng kinh phí hơn 46 tỷ đồng. Qua đó đã hỗ trợ cho hơn 11 ngàn lượt hộ nghèo và hộ khó khăn phát triển sản xuất, cải thiện thu nhập. Riêng năm 2018, Phòng Nông nghiệp và PTNT cùng các đơn vị liên quan và UBND các xã, thị trấn đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, mô hình khuyến nông với tổng kinh phí gần 6,4 tỷ đồng. Nhiều mô hình khuyến nông đã góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giúp đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất trên cùng một đơn vị diện tích. 
Theo ông Mai Văn Hùng-nguyên Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện, từ năm 2016 đến nay, huyện đã xây dựng một số mô hình khuyến nông tiêu biểu. Điển hình như dự án nâng cao năng suất lúa nước thực hiện tại 3 xã: Ia Dêr, Ia Sao, Ia O với quy mô 46 ha. Dự án đã đưa giống lúa HT1 có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất, chất lượng cao vào sản xuất vụ mùa để dịch chuyển mùa vụ sản xuất Đông Xuân sớm hơn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong vụ mùa 2018, diện tích sử dụng giống HT1 là 200 ha, năng suất tăng trung bình 3 tạ/ha so với trước đó. Ngoài ra, huyện còn triển khai dự án nâng cao năng suất cà phê tại 2 xã: Ia Chía và Ia O với quy mô 7 ha/13 hộ tham gia. Dự án đã chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất cà phê vối bền vững đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó góp phần nâng cao năng suất cà phê tại địa phương. Năm 2018, vườn trình diễn đã cho thu bói với năng suất khoảng 3 tấn nhân/ha, cao hơn 2 tạ/ha so với năng suất trung bình cà phê kinh doanh trong vùng. Đến cuối năm 2018, mô hình đã nhân rộng được hơn 20 ha.
Bên cạnh đó, huyện còn xây dựng mô hình trình diễn chương trình tái canh cây cà phê tại 2 xã: Ia Krai và Ia Hrung với quy mô 10 ha/21 hộ tham gia; tổ chức 10 lớp tập huấn chuyển giao quy trình tái canh cà phê vối và các kiến thức liên quan đến kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cà phê; xây dựng vườn cà phê tái canh mẫu để nông dân trong vùng học hỏi làm theo. Những ưu điểm của giống cà phê TRS1 được chọn là kháng được dịch bệnh, cho năng suất cao góp phần thực hiện thành công chương trình tái canh cà phê của huyện...
Nông dân trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Ảnh: T.N
Nông dân trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Ảnh: T.N
Khuyến nông gắn với tái cơ cấu nông nghiệp
Đề cập một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác khuyến nông của địa phương thời gian tới, ông Phan Trung Tường-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai-cho biết: Ủy ban nhân dân huyện tiếp tục theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc triển khai thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, mô hình khuyến nông, gắn với xây dựng các chương trình, dự án sản xuất theo chuỗi giá trị, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, khuyến cáo quy trình sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đầu tư các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn đối với một số sản phẩm có giá trị hàng hóa, hỗ trợ kết nối giữa doanh nghiệp với các hợp tác xã.
Cùng với các giải pháp trên, huyện cũng sẽ tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu; thực hiện tốt kế hoạch tái canh cây cà phê, dự án VnSAT, tưới tiết kiệm và đề ra chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp.
Thanh Nhật

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.