Huyện Chư Pưh: Nhân rộng mô hình tưới nước tiết kiệm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong khi mọi người đang tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên đán thì nông dân huyện Chư Pưh lại tập trung tưới nước đợt I cho cây cà phê, hồ tiêu niên vụ 2016-2017. Nhờ áp dụng mô hình tưới nước nhỏ giọt mà hơn 2.000 trụ hồ tiêu của gia đình ông Nguyễn Văn Thường (làng Djriek, thị trấn Nhơn Hòa) phát triển tốt.

Ông Thường cho hay: “Năm trước, hạn hán khốc liệt, giếng của gia đình chỉ tưới được khoảng 1 tiếng đồng hồ là hết nước. Nếu “tưới dí” bình thường thì trong 1 tiếng chỉ được vài chục trụ hồ tiêu. Trong khi đó, với hệ thống tưới nhỏ giọt cũng với số lượng nước đó, mình có thể tưới cho 1.000 trụ hồ tiêu giúp cây duy trì sự phát triển; sau đó đợi nước mạch ra đủ, lại tưới lần nữa. Kinh phí để đầu tư hệ thống tưới nước nhỏ giọt khoảng 50-60 triệu đồng/ha”.

 

Vườn tiêu của anh Hiếu nhờ tưới nước phun mưa nên phát triển tốt. Ảnh: L.N
Vườn tiêu của anh Hiếu nhờ tưới nước phun mưa nên phát triển tốt. Ảnh: L.N

Cách vườn hồ tiêu của ông Thường không xa là vườn hồ tiêu của ông Cao Văn Hiếu. Cũng nhờ áp dụng mô hình tưới nước phun mưa mà 600 trụ hồ tiêu của ông Hiếu phát triển rất đều. Ông Hiếu vui vẻ cho biết: “Đầu tư hệ thống tưới phun mưa rất đơn giản, chỉ cần mua ống nước và béc về là có thể tự lắp đặt. Với 600 trụ hồ tiêu, mình đầu tư hệ thống này khoảng 10 triệu đồng. Mô hình tưới phun mưa không chỉ giúp tiết kiệm nước, công tưới mà còn có thể bón phân, thuốc bảo vệ thực vật qua hệ thống tưới này. Đồng thời, nếu “tưới dí” truyền thống thì cây hồ tiêu chỉ nhận được lượng nước dưới gốc, trong khi tưới phun mưa làm mát cây hồ tiêu từ trên xuống dưới.

Theo báo cáo của cơ quan chuyên môn huyện Chư Pưh, năm qua, mô hình tưới nước nhỏ giọt và tưới phun mưa chủ yếu triển khai trên cây cà phê và cây hồ tiêu. Cây hồ tiêu áp dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm được hơn 112 ha (tưới phun mưa 70 ha và tưới nước nhỏ giọt hơn 42 ha); diện tích tưới phun mưa tiết kiệm nước trên cây cà phê được hơn 30 ha. Ông Nguyễn Văn Khanh-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: Trước tình hình biến đổi khí hậu và dự báo lượng nước ngày càng sụt giảm thì việc áp dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm là hết sức cần thiết. Mô hình này giảm được khoảng 60% lượng nước và 30% công lao động. Ngoài ra, mô hình cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, không ảnh hưởng đến bộ rễ của cây trồng, tiết kiệm chi phí… Tuy nhiên, hệ thống tưới nhỏ giọt cũng có một số hạn chế như: chi phí đầu tư ban đầu cao, tuổi thọ ngắn; cần sử dụng hệ thống lọc nước, các đầu tưới rất nhỏ nên dễ tắc nghẽn. Còn tưới phun mưa lượng nước ướt đều nên lượng cỏ dại mọc nhiều hơn…

Để giúp người dân tiếp cận mô hình tưới nước tiết kiệm, cơ quan chuyên môn phối hợp với các địa phương tuyên truyền sâu rộng đến người dân và triển khai các mô hình trình diễn, đồng thời phối hợp với các ngân hàng giúp người dân vay vốn đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm.

Cũng theo Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh, trong năm tới, huyện tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình tưới nước tiết kiệm cho thêm 120 ha trên địa bàn.

Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Lực lượng nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng xã Ia Kreng (huyện Chư Păh) tuần tra kiểm soát rừng. Ảnh: Lê Nam

Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng dịp Tết

(GLO)- Tết đến xuân về là dịp để mọi người người sum vầy, đoàn viên cùng người thân, gia đình. Song, với những người làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng thì ngày Tết họ lại càng phải tăng cường hơn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).

Người trồng hoa Tết thấp thỏm chờ giá tăng

Người trồng hoa Tết thấp thỏm chờ giá tăng

(GLO)- Nhờ gieo trồng đúng mùa và chăm sóc tỉ mỉ, những bông lay ơn, huệ, vạn thọ, cúc... đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, giá bán chỉ bằng một nửa so với mọi năm, các nhà vườn ở đây đang thấp thỏm mong chờ bán được giá cao những ngày sát Tết.

Gia đình ông Nguyễn Văn Vinh (làng Ia Sa) đã vươn lên làm giàu nhờ trồng mía. Ảnh: Đ.Y

Nông dân Hbông làm giàu từ cây mía

(GLO)- 7 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Hbông (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã vươn lên làm giàu từ cây mía. Trong đó, nhiều hộ trồng mía có thu nhập từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.