Hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, công tác giảm nghèo được huyện Ia Grai triển khai đồng bộ với nhiều chương trình, giải pháp cụ thể và huy động nhiều nguồn lực xã hội. Qua đó, đời sống người dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,23% (năm 2020).
Huy động nhiều nguồn lực để giảm nghèo
Năm 2017, gia đình ông Huôh (làng Út 1, xã Ia Hrung) được hỗ trợ 1 con bò giống và vay 30 triệu đồng của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện. Từ nguồn vốn này, ông mua thêm 2 con bò giống và đầu tư phân bón cho vườn cà phê. Cùng với đó, ông Huôh tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt do UBND xã Ia Hrung phối hợp tổ chức. Nhờ chăm chỉ lao động và được cán bộ xã “cầm tay chỉ việc” nên gia đình ông đã thoát nghèo. Hiện nay, gia đình ông sở hữu 800 cây cà phê và 6 con bò. Ngoài ra, ông còn mua thêm xe công nông để phục vụ sản xuất. Ông Huôh chia sẻ: “Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi và được tặng bò mà gia đình mình đã thoát nghèo. Mình cảm ơn Đảng, Nhà nước nhiều lắm”.
Để đạt được kết quả trong công tác giảm nghèo, huyện Ia Grai đã lồng ghép thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án của Nhà nước đối với hộ nghèo, cận nghèo. Trong năm 2020, thực hiện Chương trình 135, huyện đã triển khai 3 dự án mua bò giống sinh sản, máy phát cỏ, phân bón hỗ trợ người dân tại 9 xã, thị trấn với tổng kinh phí hơn 1,4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài chương trình 30a và chương trình 135, huyện triển khai mua bò giống, máy phát cỏ, giống cây trồng, giống heo rừng lai cho người dân 12 xã với tổng kinh phí hơn 430 triệu đồng.
Nhờ được vay vốn sản xuất và được tặng bò giống, ông Rơ Châm Huôh (bìa trái, làng Út 1, xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) đã thoát nghèo. Ảnh: Phan Lài
Nhờ được vay vốn sản xuất và được tặng bò giống, ông Rơ Châm Huôh (bìa trái, làng Út 1, xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) đã thoát nghèo. Ảnh: Phan Lài
Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị-xã hội duy trì hiệu quả các mô hình hỗ trợ người nghèo như: Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện với Quỹ “Vì người nghèo”; Hội Nông dân huyện với phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; Hội Cựu chiến binh huyện với mô hình “2 xóa-3 giúp-3 mô hình”… Huyện cũng đồng thời huy động các nguồn lực xã hội hóa để giúp các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ sinh kế đến nhà ở. 
Phấn đấu giảm nghèo bền vững
Những năm qua, các chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo được huyện chú trọng thực hiện đầy đủ. Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Bảo hiểm Xã hội huyện cấp hơn 8.500 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo. Cùng với đó, thực hiện miễn, giảm học phí kịp thời cho con em hộ nghèo, hộ cận nghèo đang đi học; trao tặng học bổng, dụng cụ học tập cho học sinh nghèo hiếu học, con em đồng bào dân tộc thiểu số với số tiền trên 3,4 tỷ đồng. 
Từ năm 2016 đến nay, toàn huyện có gần 600 lao động được đào tạo nghề sửa chữa máy móc phục vụ sản xuất, điện dân dụng, các lớp chăm sóc cây trồng, vật nuôi…  
Ông Đỗ Văn Đông-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai tặng giấy khen cho các cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. Ảnh P.L
Ông Đỗ Văn Đông-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai tặng giấy khen cho các cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. Ảnh: Phan Lài
Từ những chính sách, chương trình giảm nghèo bền vững, trong giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,64% (năm 2016) xuống còn 3,23% (năm 2020). 
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ia Grai lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2020-2025) đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 1,14% vào năm 2025, duy trì mức giảm 0,41%/năm. Để thực hiện mục tiêu này, theo Phó Chủ tịch UBND huyện Đỗ Văn Đông, trong thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; thực hiện tốt các chính sách về vay vốn xây dựng nhà ở, sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm. Cùng với đó là đẩy mạnh tuyên truyền làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững. 
PHAN LÀI

Có thể bạn quan tâm

Chính sách BHXH, BHYT mới: Doanh nghiệp cần hiểu đúng, làm đúng

Chính sách BHXH, BHYT mới: Doanh nghiệp cần hiểu đúng, làm đúng

(GLO)- Từ ngày 1-7, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi chính thức có hiệu lực. Vì vậy, BHXH các cấp trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, tư vấn và giải đáp, đồng hành cùng doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trong triển khai chính sách mới.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với xã Ayun. Ảnh: Hà Duy

Xã Ayun cần tiếp tục rà soát nguồn lực để tạo sinh kế cho người dân

(GLO)- Sáng 14-7, đồng chí Trương Văn Đạt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai, đã đến thăm, kiểm tra hoạt động và công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tại xã Ayun. Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. 

Nghề hấp cá giữa phố cảng Quy Nhơn

Nghề hấp cá ở phố cảng Quy Nhơn

(GLO)- Ở phường Quy Nhơn (tỉnh Gia Lai), nơi tàu thuyền ra vào tấp nập mỗi sớm chiều, vẫn tồn tại những căn bếp đỏ lửa, nơi người dân mưu sinh bằng một nghề ít được nhắc tên: Nghề hấp cá.

Quang cảnh chương trình.

Tặng 200 phần quà cho người dân xã An Toàn

(GLO)- Ngày 13-7, tại Nhà văn hóa thôn 2 (xã An Toàn, tỉnh Gia Lai), Chùa Pháp Ấn (phường An Nhơn Nam) và Tịnh thất Chánh Nam (xã Tuy Phước Bắc) phối hợp tổ chức chương trình trao quà từ thiện cho người dân địa phương.

null