Hợp tác y tế Gia Lai-TP. Hồ Chí Minh: Nhiều lợi ích thiết thực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ năm 2017 đến nay, ngành Y tế Gia Lai và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện bản ghi nhớ về hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật chuyên môn trong công tác khám-chữa bệnh (KCB). Được sự hỗ trợ của TP. Hồ Chí Minh, ngành Y tế Gia Lai đã tiếp nhận nhiều kỹ thuật mới và ứng dụng hiệu quả, góp phần trong việc nâng cao chất lượng KCB cho người dân.

Chuyển giao nhiều kỹ thuật mới

Việc hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật chuyên môn trong KCB dựa trên nhu cầu mà ngành Y tế Gia Lai đề xuất. Theo đó, Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở KCB xây dựng nhu cầu hỗ trợ hàng năm để đề xuất các cơ sở y tế của TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ chuyển giao và đào tạo.

Đến nay, các cơ sở KCB của TP. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ ngành Y tế tỉnh Gia Lai trên nhiều lĩnh vực. Cụ thể, Bệnh viện Từ Dũ hỗ trợ lĩnh vực sản phụ khoa. Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình hỗ trợ về ngoại chấn thương chỉnh hình. Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp hỗ trợ lĩnh vực phục hồi chức năng. Bệnh viện Nhi đồng I, Bệnh viện Nhi đồng II hỗ trợ chuyên môn trên lĩnh vực nhi khoa. Bệnh viện Bình Dân hỗ trợ chuyên môn trên lĩnh vực thận tiết niệu và mạch máu...

Chuyển giao kỹ thuật góp phần nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh cho người dân Gia Lai. Ảnh: Đức Thụy
Chuyển giao kỹ thuật góp phần nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh cho người dân Gia Lai. Ảnh: Đức Thụy


Bệnh viện Đa khoa tỉnh là một trong những đơn vị được nhận chuyển giao nhiều kỹ thuật mới. Bác sĩ Phạm Bá Mỹ-Giám đốc Bệnh viện-thông tin: Từ năm 2017 đến nay, đơn vị đã được các bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh chuyển giao nhiều kỹ thuật mới trong các lĩnh vực ngoại tổng quát, chấn thương chỉnh hình, thận tiết niệu, sản phụ khoa, răng hàm mặt, tai mũi họng, chẩn đoán hình ảnh, phòng-chống Covid-19… Hiện nhiều kỹ thuật sau khi nhận chuyển giao đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh ứng dụng hiệu quả như: điều trị đột quỵ não; phẫu thuật cắt tử cung qua nội soi; phẫu thuật thay khớp háng toàn phần; phẫu thuật thay khớp háng bán phần; các kỹ thuật cao trong chuyên ngành tim mạch; thận tiết niệu…

Được sự hỗ trợ chuyên môn của TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhi tỉnh đã làm chủ nhiều kỹ thuật mới và chuyên sâu trong lĩnh vực nhi khoa. Bác sĩ Lý Minh Thái-Giám đốc Bệnh viện Nhi-cho biết: Chúng tôi cử y-bác sĩ vào TP. Hồ Chí Minh để học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Đồng thời, TP. Hồ Chí Minh cũng cử người về đơn vị để đào tạo, chuyển giao kỹ thuật. Ngoài ra, đơn vị còn phối hợp với Bệnh viện Nhi đồng II đào tạo, tập huấn qua hệ thống Zoom vào thứ tư và thứ sáu hàng tuần. Bên cạnh đó, các bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh còn giúp KCB trực tuyến, hội chẩn, điều trị các ca bệnh khó…

“Qua đào tạo và chuyển giao, Bệnh viện đã ứng dụng hiệu quả trong điều trị, chăm sóc cho bệnh nhi, nhất là các lĩnh vực chăm sóc sơ sinh, điều trị sơ sinh non tháng; cấp cứu hồi sức nhi; ngoại tổng quát… Chất lượng KCB được nâng cao, đáp ứng nhu cầu KCB nhi khoa tuyến cuối của tỉnh”-bác sĩ Thái cho hay.

Nâng cao chất lượng KCB

Với sự hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn trong lĩnh vực y tế của TP. Hồ Chí Minh, nhiều kỹ thuật mới, chuyên sâu đã được chuyển giao và ứng dụng hiệu quả. Không chỉ đội ngũ y-bác sĩ được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, mà người bệnh cũng được điều trị bằng những kỹ thuật mới ngay tại Gia Lai, hạn chế chuyển tuyến, tiết kiệm chi phí.

 Chuyển giao kỹ thuật góp phần nâng cao chất lượng KCB cho người dân tại tỉnh. Ảnh: Như Nguyện
Chất lượng khám-chữa bệnh ngày càng được nâng cao nhờ chương trình hợp tác chuyển giao kỹ thuật. Ảnh: Như Nguyện
Ông Nguyễn Đình Tuấn-Phó Giám đốc Sở Y tế: Chương trình hợp tác y tế giữa Gia Lai và TP. Hồ Chí Minh đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực; không chỉ góp phần đào tạo chuyên môn cho đội ngũ y-bác sĩ mà còn nâng cao chất lượng KCB cho người dân. Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo các đơn vị y tế xây dựng nhu cầu hỗ trợ, từ đó đề xuất các cơ sở y tế của TP. Hồ Chí Minh tiếp tục hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tỉnh trong giai đoạn tới.

Đơn cử, trước đây, bệnh nhân muốn phẫu thuật cắt tử cung qua nội soi thì phải chuyển tuyến trên. Từ năm 2018 đến nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã nhận chuyển giao kỹ thuật này từ Bệnh viện Từ Dũ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo-Trưởng khoa Sản (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) thông tin: Ngay sau khi được chuyển giao kỹ thuật cắt tử cung nội soi và được Bệnh viện Từ Dũ nghiệm thu và cấp phép, từ tháng 8-2018 đến nay, ê kíp mổ của Khoa Sản đã thực hiện 50 ca phẫu thuật cắt tử cung qua nội soi. Người bệnh được điều trị tại chỗ, không phải chuyển tuyến, giảm chi phí điều trị.

Chị Nguyễn Thị Thu Hà (tổ 5, phường Tây Sơn, TP. Pleiku) chia sẻ: Bản thân tôi được phẫu thuật cắt tử cung qua nội soi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Sau mổ, vết thương nhanh lành, thời gian nằm viện ngắn. Tôi cho rằng, việc ứng dụng các kỹ thuật cao trong điều trị bệnh vô cùng thiết thực, nhất là đối với những bệnh nhân nghèo, không có điều kiện chuyển tuyến.

 

NHƯ NGUYỆN
 

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.