Hợp tác xã Nông-Lâm nghiệp Quyết Tiến: Đầu tư phát triển sản phẩm OCOP

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trên cơ sở nguồn nguyên liệu sẵn có, Hợp tác xã (HTX) Nông-Lâm nghiệp Quyết Tiến (xã Ayun, huyện Mang Yang, Gia Lai) đã đầu tư chế biến thành sản phẩm đặc trưng của địa phương. Những sản phẩm này đã được thị trường đón nhận tích cực, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho các thành viên HTX và người dân trên địa bàn.

 Hợp tác xã Nông-Lâm nghiệp Quyết Tiến th­ường xuyên tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại. Ảnh: N.D
Hợp tác xã Nông-Lâm nghiệp Quyết Tiến th­ường xuyên tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại. Ảnh: N.D



Hợp tác xã Nông-Lâm nghiệp Quyết Tiến được thành lập năm 1998, chuyên cung cấp các dịch vụ nông-lâm nghiệp, tiêu thụ sản phẩm thô cho thành viên và người dân trên địa bàn các xã: Ayun, Đak Jơ Ta. Từ năm 2016, HTX chính thức chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 để mở rộng hoạt động dịch vụ nông-lâm nghiệp, xây dựng, khai thác khoáng sản… Khi huyện Mang Yang triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), HTX đã lựa chọn nguồn nguyên liệu măng le của địa phương để chế biến thành sản phẩm đặc trưng. Bởi lẽ, nơi đây có nguồn nguyên liệu măng le dồi dào được đồng bào Bahnar khai thác vào mùa mưa. Để có nguồn nguyên liệu chế biến ổn định, hàng ngày, các thành viên HTX chia thành các tổ, nhóm liên kết với người dân tại 3 làng: Plei Bông, Đê Kjiêng (xã Ayun) và Bông Bim (xã Đak Jơ Ta) tổ chức thu mua đem về luộc, bóc tách, ép, sấy khô… Sau đó, HTX tiến hành đóng gói thành phẩm có nhãn mác, bao bì, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo chất lượng trước khi cung cấp ra thị trường. Điều đáng mừng là năm 2019, sản phẩm măng le sấy khô của HTX được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh chứng nhận đạt 3 sao. Đây là tiền đề quan trọng để HTX tiếp tục đầu tư chế biến, nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm này.

Bà Phan Thị Lệ Hương-thành viên HTX-cho biết: “Trước đây, vào mùa mưa, bà con đi làm rẫy kết hợp hái măng le về bán thô nên giá trị kinh tế không cao. Năm 2019, HTX đã tổ chức thu mua cho bà con theo giá thị trường để về chế biến thành sản phẩm đặc trưng. Cách làm này vừa giúp người dân có nguồn thu nhập, còn HTX có nguồn nguyên liệu ổn định để chế biến”.

Hiện nay, HTX Nông-Lâm nghiệp Quyết Tiến đang tiếp tục lựa chọn sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2020. Theo đó, HTX đăng ký 2 sản phẩm mới gồm: tinh dầu màng tang nguyên chất và muối sả. Hiện HTX đang xây dựng vùng nguyên liệu cũng như đầu tư trang-thiết bị, máy móc đáp ứng nhu cầu chế biến trong thời gian tới. Việc chiết xuất tinh dầu màng tang nguyên chất nhận được sự hỗ trợ rất lớn của Trường Đại học Nông Lâm Huế. Năm 2019, HTX đã đưa ra thị trường 750 lọ tinh dầu màng tang với giá 50 ngàn đồng/lọ, thu về trên 37 triệu đồng. Việc chiết xuất tinh dầu là một trong những giải pháp nâng cao giá trị của loại cây dược liệu được trồng trên địa bàn.

Ông Võ Hồng Thái (thôn 3, xã Đak Jơ Ta) cho biết: “Gia đình tôi trồng 2 sào sả để cung cấp nguyên liệu cho HTX chế biến muối sả. Bên cạnh đó, tôi cũng đã đăng ký với HTX để được hỗ trợ giống cây màng tang trồng thêm trong thời gian tới. Hiện tại, gia đình đang chờ thời tiết thuận lợi để xuống giống”.

Trao đổi với P.V, ông Bùi Ngọc Thúc-Giám đốc HTX Nông-Lâm nghiệp Quyết Tiến-cho hay: “Sau khi sản phẩm măng le sấy khô đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh, HTX tiếp tục đầu tư nâng cấp xây lò sấy bằng công nghệ mới để nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, HTX cũng đã xây dựng vùng nguyên liệu sả 8 ha ở 2 xã Ayun và Đak Jơ Ta, trồng mới khoảng 2 ha cây màng tang để chế biến sản phẩm tinh dầu màng tang nguyên chất tham gia Chương trình OCOP năm 2020. Trước mắt, nguồn nguyên liệu còn ít, HTX thu mua về chế biến với hình thức thủ công nhỏ để người dân học tập. Sau khi vùng nguyên liệu ổn định, HTX sẽ hướng dẫn người dân chế biến thô bằng các máy chiết xuất tinh dầu mi ni rồi bán cho HTX tinh chế, đóng chai tiêu thụ… giúp người dân và các hộ thành viên tăng thu nhập từ cây dược liệu màng tang”.

 

 NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

(GLO)- Gia Lai đang bước vào đầu mùa mưa-thời điểm thuận lợi để nông dân tái canh và trồng mới cà phê. Cùng với đó, các vườn ươm trên địa bàn tỉnh cũng nhộn nhịp xuất bán cây giống phục vụ nhu cầu sản xuất.

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

(GLO)- Gia Lai đang bước vào mùa mưa nên nhu cầu mua cây giống của nông dân trong tỉnh khá lớn. Nắm bắt nhu cầu trên, các cơ sở kinh doanh cây giống cũng chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường.

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).