Hội thảo thông qua đề cương lịch sử ngành tài chính giai đoạn 1945-2018

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 30-1, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai tổ chức Hội thảo lần thứ 2 về triển khai nghiên cứu biên soạn lịch sử 60 năm ngành Tài chính tỉnh Gia Lai (tiền thân là Ban Kinh tài tỉnh) giai đoạn 1945-2018. Tham dự hội thảo có các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh, nguyên lãnh đạo ngành Tài chính tỉnh cùng đại diện các sở, ngành liên quan. Đồng chí Nguyễn Dũng- Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tài chính chủ trì Hội thảo.
Đồng chí Giám đốc Sở Tài chính Gia Lai phát biểu chủ trì buổi Hội thảo. Ảnh: Lê Quang
Đồng chí Giám đốc Sở Tài chính Gia Lai phát biểu chủ trì buổi Hội thảo. Ảnh: Lê Quang
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp ý kiến về đề cương tổng quát lịch sử ngành Tài chính (giai đoạn 1945-2018). Theo đó, đề cương gồm 6 chương, thứ tự từ khi Đảng bộ tỉnh Gia Lai được thành lập và hoạt động kinh tế tài chính trước, trong, sau kháng chiến chống pháp, chống Mỹ cứu nước và đến gia đoạn cách mạng hiện nay. Các ý kiến nhấn mạnh: Ngành Tài chính tỉnh Gia Lai được thành lập vào tháng 12 năm 1959, bao gồm cả kinh tế và tài chính. Trong suốt hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ, hoạt động trong môi trường đầy khó khăn, gian khổ và ác liệt, nhưng các cán bộ, nhân viên của Ban Kinh Tài vẫn không ngừng phấn đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, nói chung, Gia Lai nói riêng đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Ngoài đóng góp chỉnh sửa nội dung, các đại biểu đã tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến về việc lập bia tưởng niệm và thông qua nội dung tổng quan của Dự án Di tích Ban Kinh tài tỉnh. Theo đó, công trình dự kiến được xây dựng tại trung tâm Khu di tích lịch sử cách mạng của tỉnh tại xã Krong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, nơi khởi đầu, “dựng sở chỉ huy” phong trào cách mạng của Gia Lai để tri ân công lao các thế hệ đi trước nhằm giáo dục thế hệ trẻ noi theo.
Lê Quang

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

(GLO)- Thông qua 15 điểm giao dịch xã, thị trấn, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức các phiên giao dịch định kỳ mỗi tháng để giải ngân cho vay và cung cấp dịch vụ ngân hàng đến tận tay người dân.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

null