Hội Nông dân xã Ia Hiao: Điểm sáng phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với việc thành lập các chi/tổ hội nghề nghiệp và hỗ trợ sinh kế, Hội Nông dân xã Ia Hiao (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã giúp nhiều hội viên từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên trong cuộc sống.
Hội Nông dân xã Ia Hiao có 11 chi hội trực thuộc với 915 hội viên. Xác định vai trò của nông dân trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới tại địa phương, ngay từ đầu năm, Hội Nông dân xã chủ động khảo sát, nắm tình hình đời sống, nhu cầu phát triển của từng hội viên, từ đó xây dựng kế hoạch vận động và thành lập các mô hình giúp hội viên phát triển kinh tế. Trên cơ sở chỉ tiêu chung, Hội phân công nhiệm vụ cho từng chi hội. Kinh phí ủng hộ được công khai, minh bạch, kết quả thực hiện được cập nhật thường xuyên trên trang Facebook của Hội. Qua đó, Hội đã tạo lòng tin và sự hưởng ứng nhiệt tình của hội viên cũng như các Mạnh Thường Quân.
Tháng 11-2021, Hội Nông dân xã ra mắt mô hình “Đàn dê thoát nghèo”. Với kinh phí hơn 17 triệu đồng do các Mạnh Thường Quân hỗ trợ, Hội đã trao tặng 9 con dê giống cho 7 hộ hội viên nghèo. Ngoài 1 con dê trao tặng hộ nghèo tại buôn Ling, số dê còn lại được luân phiên cho các hộ cần hỗ trợ. Sau khi sinh sản, dê mẹ được bàn giao lại cho hộ hội viên khác. Mô hình ngày càng nhân rộng và phát huy hiệu quả, giúp nhiều hội viên có thêm sinh kế, tăng thu nhập cho gia đình.
Nhờ nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp, các thành viên Chi hội nghề nghiệp chăn nuôi bò sinh sản buôn Ơi Hly có điều kiện phát triển đàn vật nuôi. Ảnh: Nguyên Hương
Nhờ nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp, các thành viên Chi hội nghề nghiệp chăn nuôi bò sinh sản buôn Ơi Hly có điều kiện phát triển đàn vật nuôi. Ảnh: Nguyên Hương
Xác định kinh tế tập thể là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, tháng 10-2021, Tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi gia cầm thôn Điểm 9 được thành lập. Từ 7.800 con gia cầm ban đầu, đến nay, tổng đàn đã tăng lên 9.800 con của 10 thành viên. Lồng ghép vào các buổi sinh hoạt định kỳ, Hội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, kết hợp tham quan thực tế mô hình chăn nuôi theo phương pháp truyền thống và mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. 
Ông Nguyễn Văn Thắng-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Thiện: Hội Nông dân xã Ia Hiao là đơn vị điển hình trong các phong trào và công tác Hội. Bằng những cách làm hay, sáng tạo, Hội Nông dân xã đã triển khai nhiều mô hình thiết thực, tạo động lực để hội viên vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Với những thành tích đạt được, Hội Nông dân xã Ia Hiao đã 2 lần được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng bằng khen.
Ông Lê Chí Hiểu-thành viên Tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi gia cầm thôn Điểm 9-chia sẻ: Trước đây, gia đình chăn nuôi theo phương pháp truyền thống. Dù dọn vệ sinh thường xuyên nhưng vẫn không tránh khỏi ô nhiễm môi trường, đàn vịt bị dịch bệnh, chậm lớn. Sau khi tham quan mô hình của các hội viên, nhận thấy lợi ích thiết thực của việc chăn nuôi trên sàn, ông đã quyết định đầu tư tại gia đình. “Mặc dù kinh phí ban đầu tương đối lớn, song hiệu quả lâu dài, đàn vịt mau lớn, vấn đề ô nhiễm môi trường được giải quyết triệt để, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người chăn nuôi. Hiện với khoảng 2.000 con gà, 800 con vịt xiêm và 1.500 con vịt bầu, gia đình tôi thu nhập trên 300 triệu đồng/năm”-ông Hiểu phấn khởi cho biết.
Lễ ra mắt mô hình Đàn dê thoát nghèo của Hội Nông dân xã Ia Hiao. Ảnh: Nguyên Hương
Lễ ra mắt mô hình "Đàn dê thoát nghèo" của Hội Nông dân xã Ia Hiao. Ảnh: Nguyên Hương
Bà Trần Thị Phương-Chủ tịch Hội Nông dân xã-cho hay: Đến nay, Hội đã thành lập được 5 chi/tổ hội nghề nghiệp. Bên cạnh tham gia các lớp tập huấn, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, thành viên các chi/tổ hội nghề nghiệp còn được tiếp cận nhiều nguồn vốn để phát triển sản xuất. Hiện có 4 hội viên tiếp cận nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện với số tiền 68 triệu đồng; 12 hội viên được tiếp cận nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh với số tiền 500 triệu đồng; 87 hội viên được tiếp cận nguồn vốn ARISE với tổng số tiền 300 triệu đồng. Bên cạnh đó, Hội còn phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện giải ngân nguồn vốn cho 12 tổ với dư nợ gần 18 tỷ đồng. “Hội còn triển khai các mô hình như: ngôi nhà 10.000 đồng, nông dân nuôi heo đất, vườn rau thân thiện… giúp hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Đến cuối năm 2021, toàn xã chỉ còn 25 hộ hội viên nghèo, 284 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp”-Chủ tịch Hội Nông dân xã thông tin.
NGUYÊN HƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.