Hội nghị trực tuyến toàn quốc về Logistics

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 16-4, tại Thủ đô Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự và chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về Logistics, các giải pháp giảm chi phí, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông.

Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, lãnh đạo các bộ ngành, Hiệp hội Doanh nghiệp, doanh nghiệp sản xuất các ngành hàng, kinh doanh dịch vụ Logistics, vận tải, hỗ trợ vận tải. Dự tại điểm cầu Gia Lai có Phó chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên cùng  đại diện các sở, ban ngành liên quan.

Quang cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Gia Lai. Ảnh: Trần Dung
Quang cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Gia Lai. Ảnh: Trần Dung

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số hiệu quả dịch vụ Logistics năm 2016 của Việt Nam đứng thứ 64/160 nước. Tốc độ phát triển bình quân hằng năm của ngành Logistics Việt Nam khoảng 14-16% và là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng đều và vững chắc của Việt Nam trong thời gian qua. Hiện chi phí Logistics của Việt Nam vào khoảng 20-21% GDP, đứng thứ 4 trong số các nước ASEAN. Tuy nhiên, vấn đề nội cộm nhất là chi phí Logistics của Việt Nam còn ở mức cao, tương đương 20,9 % so với GDP, trong đó chi phí vận tải chiếm khoảng 59%. Cũng theo đánh giá sơ bộ, cơ cấu chi phí chủ yếu của các phương thức vận tải hàng hóa trong tổng chi phí vận tải bao gồm: Chi trực tiếp (khấu hao, tiền lương công nhân vận hành, nhiên liệu, sửa chữa, bảo dưỡng) chiếm từ 60% đến 80%; chi phí gián tiếp (chi phí quản lý điều hành, lệ phí cầu đường, bến bãi, chi phí khác…) chiếm từ 20% đến 40%.

Hội nghị cũng đề cập đến những khó khăn, vướng mắc của ngành logistics như: chất lượng mạng lưới giao thông nội địa thiếu đồng bộ, chất lượng còn thấp, tình trạng kẹt xe diễn ra thường xuyên; nhiều khu công nghiệp xây dựng xong nhưng chưa có đường giao thông, các khu công nghiệp xa hệ thống cảng biển cũng là những nguyên nhân gây đội giá vận tải nội địa…

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định vai trò to lớn của logistics đối với nền kinh tế Việt Nam, là một trong 12 nhóm ngành được cộng đồng ASEAN ưu tiên hỗ trợ phát triển. Đồng thời, đây là một dịch vụ kinh doanh hấp dẫn được nhiều công ty trong và ngoài nước triển khai. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các bộ ngành, các tỉnh, thành phố thực hiện các giải pháp khai thông hành lang vận tải, tập trung thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics, xây dựng các trung tâm logistics cấp khu vực và quốc tế, nâng cao hiệu quả kết nối giữa Việt Nam với các nước. Đối với các doanh nghiệp đầu tư, khai thác, kinh doanh dịch vụ logistics, phải hình thành chuỗi sản phẩm, dịch vụ có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, phát triển các doanh nghiệp dịch vụ logistics theo phương châm hiện đại, chuyên nghiệp. Ngoài ra các doanh nghiệp cần chú ý ứng dụng các công nghệ mới, đào tạo nhân lực chuyên nghiệp, trình độ cao về logistics. Đối với các địa phương cần căn cứ vào tình hình thực tế của mình để từ đó phát triển logistics.

Trần Dung

Có thể bạn quan tâm

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

(GLO)- Đến thời điểm này, huyện Chư Pưh đã thu được gần 29 tỷ đồng nộp ngân sách, đạt khoảng 120% dự toán tỉnh và HĐND huyện giao (trừ tiền sử dụng đất). Từ nay đến hết năm 2024, ngành Thuế huyện tiếp tục triển khai các giải pháp để quản lý thuế, chống thất thu cũng như khai thác tốt các nguồn thu.

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT tới 1.7.2025

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT tới 1.7.2025

Quốc hội đồng ý tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong nửa đầu năm 2025; đồng thời yêu cầu chấm dứt việc miễn thuế với hàng giá trị dưới 1 triệu nhập khẩu qua các sàn thương mại điện tử như Shopee, Temu.

Tập huấn kiểm kê tài sản công

Tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công

(GLO)- Ngày 28 và 29-11, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Gia Lai.