Học sinh Việt Nam lần đầu giành Huy chương Vàng Olympic Dự án Hóa học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 5/2, theo thông tin từ Vụ Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), học sinh Việt Nam lần đầu tiên tham dự vòng Chung kết Kỳ thi Olympic Dự án Hóa học năm 2024 tổ chức tại Trường Đại học Quốc gia Moscow, Liên bang Nga, đã đoạt giải thưởng cao.
Đội tuyển Việt Nam tham dự vòng Chung kết Olympic Dự án Hóa học năm 2024. Ảnh: moet.gov.vn
Đội tuyển Việt Nam tham dự vòng Chung kết Olympic Dự án Hóa học năm 2024. Ảnh: moet.gov.vn

Cụ thể, em Lê Minh Đức, học sinh lớp 10 Trường Trung học Phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đoạt Huy chương Vàng và em Lê Huỳnh Anh Quý, học sinh lớp 12, Trường Trung học Phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng đoạt Huy chương Đồng. Thành tích của các em đã giúp đoàn Việt Nam nhận Cúp đội xuất sắc nhất từ Ban tổ chức.

Kỳ thi Olympic Dự án Hóa học (Project Chemistry Olympiad - PCO) được tổ chức cho học sinh Trung học Phổ thông từ trình độ lớp 8 đến lớp 11 (theo hệ phổ thông của Nga chỉ có 11 lớp) tại Khoa Hóa học - Trường Đại học Quốc gia Moscow, Liên bang Nga kể từ năm 2020.

Thí sinh tham gia PCO phải trải qua hai phần thi là vòng lý thuyết (vòng loại, tổ chức tại các địa phương) và thực hành (vòng chung kết).

Ở vòng thi lý thuyết, thí sinh sẽ thực hiện một số bài tập lý thuyết liên quan đến hóa học vô cơ, hóa lý và hữu cơ. Những thí sinh có kết quả tốt sẽ được tham gia phần thi thực hành.

Phần thực hành gồm hai bước. Ban đầu, mỗi thí sinh được yêu cầu đề xuất phương án tối ưu để giải một vấn đề cụ thể. Sau khi báo cáo trước Hội đồng giám khảo, thí sinh sẽ thực hiện dự án đó ở phòng thí nghiệm trong hai buổi (mỗi buổi 4 tiếng) để chuyển dự án thành hiện thực. Thí sinh chỉ được sử dụng các hóa chất cho trước do Ban tổ chức quy định.

Năm nay, lần đầu tiên Việt Nam tham gia kỳ thi, có 4 học sinh đã vượt qua vòng loại và tham dự vòng Chung kết Kỳ thi Olympic Dự án Hóa học gồm các em: Hà Thành Nhân, Ngô Châu Hoàng, Lê Huỳnh Anh Quý đến từ Trường Trung học Phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng và em Lê Minh Đức đến từ Trường Trung học Phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Dự án của em Hà Thành Nhân là Tổng hợp umbelliferon-4-acetic acid với hiệu suất cao và chứng minh được chất sản phẩm bằng phương pháp phân tích công cụ.

Dự án của em Ngô Châu Hoàng là Tổng hợp 2,6-bis(4-methoxyphenyl)piperidine-4-one với hiệu suất cao và chứng minh được chất sản phẩm bằng phương pháp phân tích công cụ.

Dự án của em Lê Huỳnh Anh Quý là Tổng hợp 5-(4-hydroxy-3-methoxybenzylidene)-2,2-dimethyl-1,3-dioxane-4,6-dione với hiệu suất cao và chứng minh được chất sản phẩm bằng phương pháp phân tích công cụ.

Dự án của em Lê Minh Đức là Tổng hợp ammonium metavanadate (NH4VO3) với hiệu suất cao khi sử dụng 5 g vanadium (V) oxide kỹ thuật chứa tạp chất hòa tan trong nước; Xác nhận thành phần định tính của sản phẩm thu được bằng các phương pháp phi công cụ (chuẩn độ hoặc đo trọng lượng); Dựa trên kết quả phân tích tính phần khối lượng của tạp chất trong V2O5.

Đây là các dự án khoa học mang tính nghiên cứu, đầy thách thức và thú vị đối với học sinh Việt Nam.

Năm 2024, số thí sinh tham dự vòng loại Kỳ thi Olympic Dự án Hóa học là gần 1.500 học sinh từ các miền trên đất nước Nga. Ngoài ra còn có thí sinh từ Kyrgyzstan, Azerbaijan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Việt Nam… tham gia vòng loại nhưng chỉ có thí sinh Việt Nam vượt qua vòng loại.

Có thể bạn quan tâm

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

(GLO)- “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” là chủ đề Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai vừa được Tỉnh Đoàn tổ chức. 10 dự án tiêu biểu đến từ các trường THPT cho thấy sự am hiểu của học sinh về lịch sử-văn hóa dân tộc.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.