Học sinh, sinh viên Gia Lai tham gia bảo hiểm y tế đạt 96,5%

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai, qua tích cực tuyên truyền, vận động, hiện tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh đạt 96,5%, cao hơn 6,31% so với năm học 2022-2023 và hơn 6,82% so với năm học 2021-2022.

Tuy vậy, để thực hiện mục tiêu 100% học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh tham gia bảo hiểm y tế thì vẫn còn nhiều khó khăn. Đặc biệt, từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh chịu ảnh hưởng bởi những khó khăn nhất định, do đó việc tham gia bảo hiểm y tế của người dân nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng trong 3 năm trở lại đây chưa đạt chỉ tiêu 100% (theo Quyết định số 777/QĐ-UBND ngày 16-12-2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu thực hiện bao phủ bảo hiểm y tế giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh).

Hiện mới chỉ có 96,5% học sinh, sinh viên Gia Lai tham gia bảo hiểm y tế. Ảnh: Như Nguyện

Hiện mới chỉ có 96,5% học sinh, sinh viên Gia Lai tham gia bảo hiểm y tế. Ảnh: Như Nguyện

Nhằm tiến tới mục tiêu 100% học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh tham gia bảo hiểm y tế, thời gian tới, ngoài việc tăng cường công tác tuyên truyền về lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế cho phụ huynh và học sinh, sinh viên, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị trường học linh động tổ chức cho học sinh, sinh viên mua bảo hiểm y tế thành nhiều đợt trong năm để giảm gánh nặng về kinh tế cho gia đình.

Bên cạnh đó phát động phong trào tương thân, tương ái trong toàn ngành, kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, Mạnh Thường Quân nhằm giúp đỡ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn (không thuộc diện được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí) có thể tham gia bảo hiểm y tế, qua đó đảm bảo quyền lợi của học sinh, sinh viên khi không may bị đau ốm, tai nạn và tăng tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế học đường.

Có thể bạn quan tâm

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

(GLO)- “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” là chủ đề Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai vừa được Tỉnh Đoàn tổ chức. 10 dự án tiêu biểu đến từ các trường THPT cho thấy sự am hiểu của học sinh về lịch sử-văn hóa dân tộc.

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

(GLO)- Ngày 12-1, tại Trường THPT Chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku), Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), Báo Tuổi Trẻ phối hợp Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”. Chương trình thu hút hơn 3.000 học sinh tới từ các trường THPT trên toàn tỉnh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.