Hoài niệm Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Pleiku là một vùng đất lạ, có thể nói rất lạ. Ai đã từng đến đây sống một thời gian rồi ra đi, bao giờ cũng có chút hoài niệm, luyến nhớ.
Vì công việc, tôi thường đi công tác ngoài tỉnh. Những lúc như thế, tranh thủ thời gian, hoặc là tôi tự tìm đến với những người từng sống ở Pleiku hoặc là họ tìm đến với tôi. Tùy mức độ thân sơ mà câu chuyện có thể dài ngắn, sâu đậm khác nhau, nhưng điểm chung của những cuộc gặp ấy luôn vui và có chút bùi ngùi khi kết thúc.
Một cụ ông về hưu rời Pleiku theo chân các con vào một tỉnh miền Nam sinh sống, gặp nhau, ông bảo: “Tôi vẫn xem ti vi đều, lâu lâu có được chút tin tức về Gia Lai thì mừng lắm. Bạn bè tôi vẫn còn ở Pleiku cả. Ai cũng có điện thoại, nhưng điện thoại làm sao thể hiện hết được bằng hình ảnh. Pleiku mình thay đổi nhanh quá. Nhà cửa ngày càng đẹp, đường sá ngày càng được tu sửa thông thoáng và hiện đại hơn. Tôi ở trong này được cái nóng ấm, lợi cho sức khỏe. Nhưng mà nói thật, nhớ Pleiku anh ạ. Buổi sáng ở Pleiku mình rất khác. Ngủ dậy, tập thể dục, đi ăn một cái gì đó, rồi nhẩn nha cà phê với bạn bè. Có tiếng chim và rất nhiều hoa lan. Thật yên bình, chẳng ở đâu có được... Năm ngoái, tôi về Pleiku chơi, một tuần liền dạo quanh Quảng trường Đại Đoàn Kết, ngắm người qua lại cùng cây xanh và cỏ xanh mà vui”.
Đô thị Pleiku hôm nay. Ảnh: Phan Nguyên
Đô thị Pleiku hôm nay. Ảnh: Phan Nguyên
Một người là cựu học sinh Trường Trung học Plei Me trước năm 1975 kể tôi nghe những chuyện mà bà “cam đoan chỉ thế hệ này mới có”. Tôi đáp lời bà: Đúng vậy, mỗi thế hệ đều có những bí mật mà giờ đây dù internet đã lan tỏa đến hang cùng ngõ hẻm rồi thì không phải mọi thứ đều được công khai.
Bà kể, sau năm 1975, lứa học sinh cuối cấp hồi ấy, mỗi người một số phận, nhưng tình cảm bạn bè, thầy cô thì vẫn vậy. Có thể, do được đi học trong hoàn cảnh chiến tranh, được lớn lên cùng những khó khăn của đất nước nên những con người ấy luôn xích lại gần nhau.
Hàng chục năm qua, nhiều chị em đã lặng lẽ trở về nơi mình được sinh ra và lớn lên. Những khi ấy, chúng tôi lại cùng nhau ghé thăm trường cũ. Dù tất cả đã đổi thay nhưng khi nhìn thấy các cháu học sinh nô đùa dưới tán phượng, chúng tôi lại thấy lòng mình bồi hồi, nhớ về một thời áo trắng. Pleiku mình xưa được mệnh danh là nắng bụi, mưa bùn. Anh biết không, một người ở xa về đây đã “ao ước” với tôi rằng: “Tao thèm một buổi như thời đi học. Mấy đứa đan tay nhau ngược chiều gió và bụi đỏ mày ạ!”.
Pleiku là một vùng đất lạ, có thể nói rất lạ. Ai đã từng đến đây sống một thời gian rồi ra đi, bao giờ cũng có chút hoài niệm, luyến nhớ. Nhiều người ra đi rồi trở về, cũng có người vì những lý do khác nhau, sống ngoài Pleiku nhưng vẫn canh cánh nhớ về nơi này. Pleiku không giàu song lại có sức hút đối với nhiều người. Bằng một cách nào đó, Pleiku bao dung luôn dành cho tất cả mọi người cơ hội để sống, học tập và làm việc. Có lẽ điều đó khiến miền đất này trở thành nỗi nhớ không nguôi ngoai trong lòng những người đi xa.
NGUYỄN QUANG TUỆ

Có thể bạn quan tâm

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

(GLO)- Từ sáng sớm ngày 2-11, nhiều du khách gần xa đã có mặt tại làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai) để đón xem Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh năm 2024. Không khí "trẩy hội" nơi biên giới vô cùng rộn ràng, náo nhiệt. Dưới đây là một số hình ảnh P.V Báo Gia Lai ghi nhận được.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

(GLO)- Nhờ triển khai thực hiện nghiêm nghị quyết của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai và nhiệm vụ chính trị của đơn vị, thời gian qua, Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) đã đạt được những thành tích nổi bật và khẳng định năng lực lãnh đạo toàn diện trên các mặt công tác.

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

(GLO)- Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã tập trung nguồn lực hỗ trợ sinh kế, nhà ở và tạo việc làm cho người nghèo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với an sinh xã hội.

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Nhằm triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh đã thành lập các tổ cộng đồng theo dõi, giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo.

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

(GLO)- Chòm râu dài, ánh mắt sáng, dáng người khỏe khoắn, nhanh nhẹn là ấn tượng của chúng tôi khi gặp già làng Rơ Lan Vọng, người được xem là “điểm tựa” của làng Ngo Le (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).