Hồ tiêu tăng giá, nông dân phấn khởi vào vụ thu hoạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vào thời điểm này, người dân trên địa bàn Gia Lai đang bước vào vụ thu hoạch hồ tiêu năm 2024. Với việc giá liên tục tăng từ đầu vụ, năng suất ổn định hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao cho người trồng tiêu.

Xã Nam Yang được xem là "thủ phủ" hồ tiêu của huyện Đak Đoa. Ảnh: Vũ Thảo
Xã Nam Yang được xem là "thủ phủ" hồ tiêu của huyện Đak Đoa. Ảnh: Vũ Thảo

Xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) là một trong những vùng sản xuất hồ tiêu lớn. Ngoài hơn 220 ha hồ tiêu trồng trên địa bàn, bà con xã Nam Yang còn có diện tích hồ tiêu khá lớn trồng ở các xã lân cận như Hà Bầu, Đak Rong… Vì vậy, cây hồ tiêu là cây trồng chủ lực mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân nơi đây.

Người dân canh tác hồ tiêu theo hướng bền vững, hướng hữu cơ nên năng suất ổn định. Ảnh: Vũ Thảo
Người dân canh tác hồ tiêu theo hướng bền vững, hướng hữu cơ nên năng suất ổn định.
Ảnh: Vũ Thảo

Những năm gần đây, người dân trên địa bàn xã Nam Yang đã bắt đầu canh tác hồ tiêu theo hướng bền vững,hữu cơ. Nhờ đó, năng suất hồ tiêu niên vụ 2023-2024 cao hơn so với cách canh tác thông thường.

Niềm vui khi cây hồ tiêu được mùa. Ảnh: Vũ Thảo
Niềm vui khi cây hồ tiêu được mùa. Ảnh: Vũ Thảo

Thời điểm này đang vào cao độ của mùa thu hoạch. Hiện bà con đã thu hoạch đạt khoảng 50% diện tích. Năng suất trung bình đạt 2,5-3 tấn/ha. Đối với các hộ canh tác theo hướng hữu cơ, năng suất có thể đạt từ 4-5 tấn/ha.

Người dân phơi khô hồ tiêu sau thu hoạch. Ảnh: Vũ Thảo
Người dân phơi khô hồ tiêu sau thu hoạch. Ảnh: Vũ Thảo

Bà Nguyễn Vũ Hoàng Yên-Chủ tịch UBND xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) cho biết: “Hồ tiêu là một trong 2 loại cây trồng chủ lực của xã. Chính vì vậy, xã đang vận động bà con nhân dân canh tác hồ tiêu theo hướng bền vững để nâng cao năng suất và giá trị cho cây hồ tiêu”.

Người dân xã Nam Yang, huyện Đak Đoa tất bật bước vào vụ thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo
Người dân xã Nam Yang, huyện Đak Đoa tất bật bước vào vụ thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Nếu như vào thời điểm này của năm ngoái, giá hồ tiêu trên thị trường chỉ dao động từ 65-70 ngàn đồng/kg, thì năm nay giá hồ tiêu đã vượt qua ngưỡng 90 ngàn đồng/kg, có lúc đạt 95 ngàn đồng/kg.

Người trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh đang tập trung nhân lực cho việc thu hái. Ảnh: Vũ Thảo
Người trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh đang tập trung nhân lực cho việc thu hái. Ảnh: Vũ Thảo

Gia Lai đang bước vào mùa khô với thời tiết nắng nóng gay gắt. Thời điểm này, người trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh cũng đang tranh thủ tập trung nhân lực cho việc thu hái nhằm sớm kết thúc mùa vụ để tái chăm sóc cây, tránh làm ảnh hưởng đến mùa thu hoạch sau. Chị Wưm (làng Bông, xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa) chia sẻ: “Bà con thu hoạch tiêu bắt đầu từ tháng 1 đến khoảng tháng 4. Giá tiêu bây giờ đang rất cao nên chúng tôi rất vui mừng”.

Chị Wưm, làng Bông, xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa vui mừng khi giá hồ tiêu tăng cao. Ảnh: Vũ Thảo
Chị Wưm, làng Bông, xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa vui mừng khi giá hồ tiêu tăng cao.
Ảnh: Vũ Thảo

Bà Nguyễn Thị Nga-Phó Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) cho hay: “Năm nay, bước vào mùa thu hoạch giá tiêu đang lên bà con rất vui mừng, phấn khởi. Chúng tôi hy vọng giá tiêu sẽ tăng lên để bà con yên tâm canh tác, có tiền để tái đầu tư trên vườn cây của mình. Từ đó, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống”.

Thu gom hồ tiêu sau khi hái. Ảnh: Vũ Thảo
Thu gom hồ tiêu sau khi hái. Ảnh: Vũ Thảo
Người dân đang tất bật sạc chuỗi hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo
Người dân đang tất bật sạc chuỗi hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo
Người dân kỳ vọng giá sẽ tiếp tục tăng vì nhu cầu xuất khẩu hồ tiêu tăng cao. Ảnh: Vũ Thảo
Người dân kỳ vọng giá sẽ tiếp tục tăng vì nhu cầu xuất khẩu hồ tiêu tăng cao. Ảnh: Vũ Thảo

Gia Lai hiện có khoảng 8.800 ha hồ tiêu, sản lượng ước đạt trên dưới 30 ngàn tấn. Thời điểm này, giá hồ tiêu đang tăng mạnh, và theo dự báo khả năng giá sẽ tiếp tục tăng vì nhu cầu xuất khẩu hồ tiêu tăng cao, trong khi diện tích hồ tiêu trên cả nước năm 2023 đã giảm khoảng 5.000 ha so với năm 2022. Do đó, sản lượng hồ tiêu cả nước dự kiến đạt khoảng 170 ngàn tấn (giảm khoảng 10%).

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.