Hồ tiêu tăng giá, nông dân chưa vội bán

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngay sau Tết Nguyên đán, một số vùng trồng tiêu đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch sớm. Giá hồ tiêu cũng đang có dấu hiệu tăng trở lại.

 Các vùng trồng hồ tiêu đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch, kỳ vọng giá bán sẽ hồi phục tốt. Ảnh: Quang Thuần
Các vùng trồng hồ tiêu đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch, kỳ vọng giá bán sẽ hồi phục tốt. Ảnh: Quang Thuần


Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, chị Nguyễn Thị Nhạn, chủ trang trại hồ tiêu tại xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa-Vũng Tàu) đã đăng thông báo tìm nhân công hái tiêu cho vụ thu hoạch sắp tới. Cũng như băn khoăn của nhiều người trồng tiêu khác, chị Nhạn cho biết: Giá tiêu hiện nay vẫn còn ở mức thấp, nhân công thì khó tìm và giá nhân công lại cao. Chưa biết sắp tới giá tiêu thế nào còn với giá hiện tại thì người trồng không có lãi nên tôi vẫn còn ngần ngừ.

Trước tết âm lịch, giá hồ tiêu có lúc giảm xuống còn 77.000 đồng/kg. Thời điểm đó không phải vụ thu mua hồ tiêu, các đại lý và thương lái đang tập trung thu mua cà phê, nhưng dù thương lái ép giá tiêu xuống mức thấp để đầu cơ thì nhiều hộ trồng tiêu vẫn không bán ra. Ngay sau tết, giá hồ tiêu đã quay trở lại mức 80.000 - 82.500 đồng/kg. Anh Hồ Tuấn Nhật, chủ vườn tiêu tại Đồng Nai, chia sẻ: Với giá tiêu khoảng 80.000 đồng/kg, nếu ở thời điểm cách nay 5 năm, cây tiêu ổn định không bệnh tật thì người trồng tiêu vẫn sống được. Nhưng hiện nay giá vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, nhân công đều tăng cao, với mức giá hiện nay thì nông dân không có lãi nên nhiều người chần chừ không bán.

Ông Nguyễn Nam Hải - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam - phân tích: Trong những năm qua diện tích hồ tiêu đã tăng vượt gấp 3 lần so với quy hoạch. Năm 2017 cả nước có tới 152.000 ha trồng tiêu, khiến sản lượng tăng mạnh và đạt đỉnh năm 2019. Cung vượt cầu ở mức cao đã đẩy ngành hồ tiêu rơi vào khủng hoảng giá và chạm đáy vào tháng 4.2020 với mức giá khoảng 35.000 đồng/kg. Đời sống người nông dân trồng tiêu gặp nhiều khó khăn do hầu hết nông dân vẫn đang sản xuất nhỏ lẻ, manh mún với quy mô trung bình 1 - 2 ha/hộ và buôn bán qua nhiều khâu trung gian, gây khó khăn rất lớn cho quản lý chất lượng hồ tiêu.

Từ vụ thu hoạch hồ tiêu năm 2021, người trồng tiêu đã giảm diện tích, giảm sản lượng. Theo ông Nguyễn Nam Hải, mặc dù Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí số một ngành hồ tiêu toàn cầu với 40% về sản lượng và trên 60% về lượng xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới nhưng cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn từ chất lượng đến biến động bất ngờ của thị trường. Do đó, trong thời gian tới, ngành hồ tiêu phải đẩy mạnh xây dựng vùng trồng tiêu hữu cơ bền vững, áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất hồ tiêu GlobalGAP, VietGAP... trong sản xuất, chế biến tiêu. Đặc biệt, nông dân, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu phải liên kết giải quyết cơ bản vấn đề dư lượng thuốc trừ sâu, hóa chất trong hồ tiêu mà các nước tiêu dùng đang cấm để nâng cao chất lượng hồ tiêu xuất khẩu. Đồng thời, đa dạng hóa sản phẩm hồ tiêu chế biến chất lượng cao như tinh dầu tiêu, tiêu trắng từ tiêu đen, tiêu đỏ, tiêu xay bột, các sản phẩm gia vị từ tiêu, tiêu sạch đóng gói xuất thẳng vào hệ thống bán lẻ toàn cầu, tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ hồ tiêu chất lượng cao như châu Âu, Mỹ...

Trước diễn biến phấn khởi của thị trường hồ tiêu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đặt mục tiêu đưa hồ tiêu trở lại "câu lạc bộ tỉ USD" với kế hoạch xuất khẩu 1,05 tỉ USD trong năm nay.

 

Theo Quang Thuần (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

(GLO)- Gia Lai đang bước vào mùa mưa nên nhu cầu mua cây giống của nông dân trong tỉnh khá lớn. Nắm bắt nhu cầu trên, các cơ sở kinh doanh cây giống cũng chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường.

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.