Hiệu quả tổ tự quản về an ninh trật tự ở Đak Đoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm gần đây, huyện Đak Đoa (Gia Lai) đã triển khai hiệu quả mô hình Tổ tự quản về an ninh trật tự (ANTT) tại các thôn, làng trên địa bàn. Nhờ đó, các vụ việc phức tạp ở cơ sở đã được phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời ngay từ khi phát sinh, không để hình thành “điểm nóng” về ANTT.
Ia Pết là xã triển khai hiệu quả mô hình Tổ tự quản về ANTT ở huyện Đak Đoa. Ông Nguyễn Hồng Tân-Trưởng Công an xã Ia Pết-cho biết: Toàn xã hiện có 26 Tổ tự quản về ANTT ở 10 thôn, làng. Mỗi tổ gồm 5-10 thành viên là hội viên, đoàn viên các tổ chức đoàn thể. Các tổ tự quản luôn bám sát địa bàn nhằm giữ gìn ANTT thôn, làng. Hàng tháng, Công an xã luân phiên phối hợp mỗi lượt 3 tổ tự quản ở các thôn, làng lên kế hoạch hoạt động riêng biệt để nâng cao nghiệp vụ hoạt động, góp phần đảm bảo ANTT tại địa phương. “Phối hợp tốt với lực lượng Công an xã, các tổ tự quản đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng về tình hình ANTT ở thôn, làng. Các tổ cũng chủ động bám sát địa bàn, tham gia xử lý nóng các đối tượng trộm cắp, cướp giật tài sản, hạn chế thanh-thiếu niên tụ tập quấy rối về đêm”-ông Tân chia sẻ.
  Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa Phạm Minh Trung tặng giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng Tổ tự quản về an ninh trật tự.                  Ảnh: Đ.Y
Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa Phạm Minh Trung tặng giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng Tổ tự quản về an ninh trật tự. Ảnh: Đ.Y
Để hiểu hơn về mô hình hoạt động của tổ tự quản, chúng tôi vừa đến tìm hiểu tình hình tại thôn O Đeh, xã Ia Pết. Ông Sal-Trưởng thôn O Đeh-cho biết: Với phương châm phòng ngừa là chính, hàng năm, vào lúc cao điểm như mùa tưới hay thu hoạch cà phê, các tổ tự quản trong thôn phân công, cắt cử lực lượng thường xuyên tuần tra, kiểm soát lúc chập tối và khoảng 1-2 giờ sáng tại khu vực nương rẫy cũng như trên địa bàn thôn để bảo vệ hoa màu, tài sản của người dân. Đó là thời điểm thường xảy ra trộm cắp tài sản. Cách đây 2 tháng, tổ tự quản của thôn đã phát hiện 2 vụ trộm chó, 1 vụ trộm máy bơm, bắt giữ đối tượng giao cho Công an xã xử lý. Đến thời điểm này, tình trạng trộm cắp máy bơm nước tưới cà phê và trộm chó đã giảm hẳn so với trước đây. Nhờ đó, người dân yên tâm phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.
Tương tự, những năm qua, các Tổ tự quản về ANTT ở xã Glar cũng hoạt động rất hiệu quả. Bà Giang HHuom-Phó Chủ tịch UBND xã-thông tin: “Các tổ tự quản hoạt động có quy chế rõ ràng. Thành viên trong tổ nhận thức rõ sự cần thiết của mô hình này nên tự nguyện tham gia để giữ bình yên thôn, làng. Nhìn chung, các Tổ tự quản về ANTT trên địa bàn xã hoạt động thường xuyên và có hiệu quả cao”.    
Ông Wut-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Dơk Rơng (xã Glar) cũng là thành viên Tổ tự quản về ANTT của làng. Ông chia sẻ: Làng Dơk Rơng có 2 Tổ tự quản về ANTT. Các tổ hoạt động hiệu quả nên ANTT thôn, làng được đảm bảo, không hình thành “điểm nóng”. Thành viên của 2 tổ đều có tên trong Ban Nhân dân thôn nên khá thuận lợi khi tuyên truyền, vận động người dân cách tự phòng, tự quản tài sản, được mọi người ủng hộ. Khi có sự việc phát sinh, bà con đoàn kết, bảo vệ lẫn nhau. Do đó, tình hình ANTT trong làng khá ổn định.
Từ hiệu quả đạt được, huyện Đak Đoa đã chỉ đạo các địa phương nhân rộng mô hình Tổ tự quản về ANTT. Đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 602 Tổ tự quản về ANTT với 8.966 thành viên, tham gia giải quyết hàng trăm vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật, góp phần kiềm chế tội phạm, tai-tệ nạn ngay từ cơ sở. Tuy nhiên, tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới” do huyện Đak Đoa tổ chức mới đây, các đại biểu đã thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong công tác đảm bảo ANTT trên địa bàn. Theo đó, Đak Đoa vẫn còn tiềm ẩn tình hình phạm pháp hình sự trên địa bàn, nhất là tội phạm trộm cắp tài sản, cướp giật; tình trạng tranh chấp, khiếu kiện, thanh-thiếu niên vi phạm pháp luật, gây rối trật tự công cộng, tệ nạn xã hội còn xảy ra nhiều. Các xã như Hải Yang, Đak Krong, Kdang, Ia Pết, xã Trang vẫn là địa bàn phức tạp về ma túy, mua bán, tàng trữ pháo nổ, thanh-thiếu niên hư hỏng, càn quấy, vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.
Do đó, theo ông Phạm Minh Trung-Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa: Với phương châm “Tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải về ANTT”, mô hình Tổ tự quản về ANTT trên địa bàn huyện Đak Đoa thời gian tới cần phát huy vai trò hơn nữa. Ủy ban nhân dân huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo Công an huyện, Công an các xã, thị trấn kiện toàn, củng cố nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ tự quản, qua đó đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” trên địa bàn.
 ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.