Heo chết hàng loạt sau tiêm vaccine, Navetco phải nghiêm túc làm rõ trách nhiệm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Liên quan thông tin heo tiêm vaccine phòng dịch tả heo châu Phi bị chết hàng loạt tại các tỉnh như Quảng Ngãi, Bình Định, chiều tối 28-8, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) đã có thông tin cụ thể về vấn đề này.  

 

 Heo có dấu hiệu bỏ ăn, sốt... bệnh và chết sau khi tiêm vaccine NAVET-ASFVAC
Heo có dấu hiệu bỏ ăn, sốt... bệnh và chết sau khi tiêm vaccine NAVET-ASFVAC


Trong tài liệu gửi Báo SGGP, đại diện Cục Thú y cho biết, ngay sau khi có thông tin phản ánh về hiện tượng heo tiêm vaccine của Công ty Navetco sản xuất bị chết, từ ngày 23-8 đến nay, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo Cục Thú y thành lập nhiều đoàn công tác cùng cơ quan chức năng của các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi và Công ty Navetco đi kiểm tra tình hình thực tế, xác định nguyên nhân, hướng dẫn các địa phương thống kê chính xác số heo có phản ứng, chết; kịp thời báo cáo đầy đủ, chính xác tình hình sử dụng và giám sát sau tiêm phòng vaccine.

Về tình hình sản xuất, cung ứng và sử dụng vaccine tại tỉnh Bình Định, Phú Yên và Quảng Ngãi, Cục Thú y cho biết, sau khi được Bộ NN-PTNT đồng ý để Cục Thú y cấp phép lưu hành, chỉ đạo Công ty Navetco cung ứng, phối hợp với các địa phương sử dụng có giám sát của các cơ quan thú y đối với 600.000 liều vaccine “DTLCP NAVET-ÀVAC”, Công ty Navetco đã sản xuất, gửi mẫu của 3 lô vaccine đến Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương I để kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng. Kết quả đều đạt yêu cầu chất lượng về vô trùng, an toàn và hiệu lực (bằng phương pháp công cường độc) theo đúng quy định.

Theo báo cáo của Navetco và các chi cục chăn nuôi và thu y tại 20 tỉnh, thành phố, từ đầu tháng 7-2022 đến ngày 26-8, Công ty Navetco đã cung ứng tổng cộng 22.844 liều vaccine gồm:

Một là 4.494 liều để các địa phương sử dụng theo đúng chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, hướng dẫn của Cục Thú y. Đến nay các đàn heo đều phát triển tốt, chỉ có 27 con có phản ứng, chết sau tiêm, chiếm 0,6%. Đây là tỷ lệ bình thường, tương tự như các loại vaccine thú y khác.

Hai là 17.750 liều do Công ty Navetco cung ứng cho các địa phương khác để tiêm cho các đàn heo nhưng không có giám sát của cơ quan thú y, không đúng với tinh thần chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, hướng dẫn của Cục Thú y. Tuy nhiên, đến nay, nhìn chung các đàn heo được tiêm đều phát triển bình thường, chưa thấy có báo cáo phát sinh.

“Ngoại trừ sự cố xảy ra tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Quảng Ngãi, dẫn đến 743 con heo bị chết sau tiêm phòng tại 3 tỉnh Bình Định (282 con), Phú Yên (431 con) và Quảng Ngãi (30 con). Số heo chết chiếm 4,2% trong tổng số heo đã tiêm” - báo cáo nêu. Còn lại 1.100 liều chưa sử dụng.

Ông Nguyễn Văn Long, quyền Cục trưởng Cục Thú y thông tin với PV Báo SGGP, ngày 25-8, Cục Thú y đã có công văn số 1350/TY-QLT gửi các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi cùng tất cả các tỉnh, thành phố khác có sử dụng vaccine của Navetco và Công ty Navetco. Theo đó, đề nghị nghiêm túc rút kinh nghiệm, chấn chỉnh công tác tổ chức giám sát sử dụng vaccine.

Cục Thú y và Bộ NN-PTNT yêu cầu kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, nghiêm túc rút kinh nghiệm đối với Công ty Navetco, các cơ quan liên quan của địa phương về việc không tuân thủ nghiêm chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, hướng dẫn của Cục Thú y, dẫn đến mở rộng đối tượng tiêm vaccine nhưng không có hướng dẫn sử dụng, không có giám sát của cơ quan thú y, để xảy ra tình trạng sử dụng vaccine DTLCP NAVET-ASFVAC tiêm cho các đối tượng heo không được chỉ định, gây ra hậu quả làm chết heo.

Đối với Công ty Navetco, Bộ NN-PTNT yêu cầu báo cáo đầy đủ, chính xác về tình hình cung ứng, sử dụng và giám sát sau tiêm phòng vaccine, đồng thời tập trung cùng với các địa phương hoàn thành việc hỗ trợ kinh phí, xử lý các trường hợp có heo chết trước ngày 31-8-2022; bố trí lực lượng cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm tại Bình Định, Phú Yên và Quảng Ngãi để tổ chức khắc phục sự cố.

Cục Thú y cũng đề nghị Navetco và các địa phương khẩn trương rà soát, xác định nguyên nhân, sự bất thường trong quá trình triển khai sử dụng vaccine (bảo quản, vận chuyển, cung ứng, tổ chức tiêm vắc xin tại thực địa) và “tạm dừng việc triển khai sử dụng vaccine DTLCP NAVET-ASFVAC để tập trung nguồn lực xử lý các vấn đề phát sinh”.

Các địa phương cần chỉ đạo, hướng dẫn người dân không bán chạy, giết mổ, tiêu thụ heo bệnh, heo chết; không vứt xác lợn chết ra môi trường và tiếp tục giám sát, lấy mẫu các trường hợp heo có phản ứng, chết sau tiêm vaccine để xác định thêm nguyên nhân.

Theo VĂN PHÚC (SGGPO)

 

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.