Cơ quan tình báo Hàn Quốc và Mỹ tiết lộ “vũ khí chiến lược mới” từng được Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đề cập vào cuối năm ngoái có khả năng là một tàu ngầm kiểu mới nặng 3.000 tấn, được trang bị nhiều tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM).
Thông tin này được đăng tải trên tờ Dong-a Ilbo của Hàn Quốc vào ngày 12-5. Tiết lộ này có thể liên quan đến báo cáo do Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) trình lên Ủy ban tình báo thuộc Quốc hội ngày 6-5.
Báo cáo cho biết nối tiếp vụ thử nghiệm phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm (SLBM) ở khu vực xưởng đóng tàu Sinpo, tỉnh Nam Hamgyong hồi năm ngoái, gần đây, Triều Tiên có vẻ đã tiến hành vụ phóng thử trên mặt đất để hoàn thiện tính năng của SLBM.
Trước đó, trang web 38 North từng đề cập khả năng Bình Nhưỡng phóng tên lửa mô hình tại khu vực xưởng đóng tàu Sinpo vào tháng trước.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát một tàu ngầm điện hạt nhân lớp Romeo của Triều Tiên. Ảnh: Business Insider
Một thành viên của NIS cho biết: "Một tàu ngầm lớp Nahang và một thiết bị dưới nước đã được phát hiện liên tục tại xưởng đóng tàu Shinpo, chúng tôi đang theo dõi sát sao về sự chuẩn bị cho việc hạ thủy một tàu mới do Triều Tiên tiết lộ vào năm ngoái".
Ngày 11-5, một nguồn tin quân sự của Hàn Quốc hé lộ rằng mặc dù chưa có thông tin gì về vũ khí chiến lược mới của ông Kim Jong-un nhưng nhiều khả năng đó là kiểu tàu ngầm mới, có thể mang tới 3 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) có tên gọi Pukguksong-3.
Một nguồn tin khác cho biết: "Ông Kim Jong-un cần phải cân nhắc đến việc Triều Tiên có thể là một quốc gia hạt nhân mà Mỹ không thể bỏ qua một khi quốc gia này có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), như Hwasong-14 và Hwasong-15, cũng như một chiếc tàu ngầm có thể phóng nhiều Pukguksong-3".
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu thông điệp mừng năm mới vào ngày 31-12-2019. Ảnh KCNA
Theo Dong-a Ilbo, nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể cân nhắc tăng cường sức mạnh công hạt nhân nhắm vào Washington và New York bằng ICBM, đồng thời nhắm vào quân đội Mỹ ở Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng như căn cứ của Mỹ ở đảo Guam, khi hoàn thành sức mạnh răn đe hạt nhân đối với Mỹ.
Trong thông điệp năm mới vào ngày 31-12-2019, ông Kim Jong-un tuyên bố Triều Tiên sẽ phát triển thêm một sức mạnh răn đe hạt nhân. Báo chí Hồng Kông từng khoanh vùng vũ khí bí mật này là tàu ngầm, dựa vào thông tin Triều Tiên từng công khai nói nước này đang có "những nỗ lực lớn" để mở rộng hạm đội tàu ngầm có trang bị tên lửa.
(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
Quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên ngày 1-1-2023 phóng một tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra ngoài khơi bờ biển phía Đông, chưa đầy 24 giờ sau khi sau vụ phóng 3 tên lửa đạn đạo hôm 31-12-2022.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ báo Đức DPA xuất bản ngày 30/12, Tổng thư ký NATO cho biết: “Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng hỗ trợ quân sự cho Ukraine là con đường nhanh nhất dẫn đến hòa bình“.
Theo Reuters, ngày 25/12, quân đội Trung Quốc (PLA) đã tiến hành cuộc tập trận ở vùng biển và không phận gần Đài Loan để đáp trả hành động khiêu khích của Mỹ-Đài Loan.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ triển khai một đơn vị phòng thủ tên lửa đất đối không ở đảo Yonaguni, hòn đảo cực tây của nước này nằm gần Đài Loan, theo truyền thông Nhật Bản.
Tên lửa đất đối đất Pralay có tầm bắn từ 150-500 km, được đẩy bằng động cơ nhiên liệu rắn và các công nghệ mới khác, trang bị hệ thống dẫn đường tối tân cùng hệ thống điện tử hàng không tích hợp.
(GLO)- Ngày 23-12, Đảng ủy Binh đoàn 15 tổ chức Hội nghị ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2023. Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam dự và chỉ đạo hội nghị.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị quân đội triển khai nghiêm túc, chặt chẽ, đồng bộ Nghị quyết số 05 của Bộ Chính trị, quyết liệt điều chỉnh tổ chức lực lượng tinh, gọn, mạnh.
(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Lực lượng Thủy quân lục chiến Hoàng gia đã tham gia vào “các hoạt động bí mật“ ở Ukraine vài tháng sau cuộc xung đột, một vị tướng cấp cao của quân đội Anh cho biết.
(GLO)- Sáng 13-12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng, quân sự địa phương năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm tiếp theo. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long chủ trì hội nghị.
(GLO)- Nhiều báo Ấn Độ ngày 12-12 đưa tin về vụ đụng độ giữa binh lính Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra ở khu vực gần Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) giữa hai nước tại Arunachal Pradesh và lực lượng 2 bên đã ngay lập tức rời khỏi khu vực sau khi xảy ra sự cố.
(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
(GLO)- Ngày 9-12, Hội đồng nghĩa vụ Quân sự (NVQS) tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị Hiệp đồng giao, nhận quân năm 2023. Đại tá Lê Trọng Thủy-Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh chủ trì hội nghị.
GLO)- “Mối đe dọa chiến tranh hạt nhân đang tăng lên, sẽ là sai trái khi che giấu điều đó“- Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong cuộc họp thường niên với Hội đồng Nhân quyền ngày 7/12, và rằng, “Nga chỉ dùng vũ khí hạt nhân làm phương tiện trả đũa“.
Phát biểu khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định chính sách quốc phòng của Việt Nam là vì hòa bình, tự vệ và vì nhân dân.
Quân đội Nga cho biết đã chiếm giữ hai ngôi làng chiến lược ở phía đông Ukraine gần mặt trận Bakhmut - nơi đang diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt, đẫm máu nhất trong cuộc chiến.
( GLO)- Quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn lạnh nhạt từ khi vụ đụng độ biên giới nghiêm trọng xảy ra khiến 20 lính Ấn Độ và 4 lính Trung Quốc thiệt mạng sau 45 năm. Từ đó, hai bên vẫn duy trì lực lượng đông đảo trên biên giới thuộc dãy Himalaya.
(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.
(GLO)- Thời gian qua, Đồn Biên phòng Ia Pnôn (huyện Đức Cơ) đã triển khai nhiều cách làm sáng tạo, linh hoạt nhằm kịp thời đưa nội dung Luật Biên phòng Việt Nam đến với đồng bào các dân tộc thiểu số vùng biên.
( GLO)- The New York Times dẫn lời giới chức Mỹ và những nguồn thạo tin mới đây, do bị hỏng vì sử dụng quá nhiều hoặc bị hư hại trong quá trình tham chiến, khoảng 1/3 trong số 350 lựu pháo được phương Tây gửi cho Ukraine bị loại khỏi chiến sự trong mỗi thời điểm.