Hãy dành cho trẻ em những gì tốt nhất!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm học 2016-2017 đã chính thức khép lại, các em học sinh bước vào kỳ nghỉ hè sau một năm tất bật với đèn sách. Tạm thời cởi bỏ chiếc ba lô với đầy sách vở, các em được chào đón bằng những hoạt động ý nghĩa nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6, sau đó là những món quà vật chất và tinh thần cha mẹ dành cho.

Tuy nhiên, không phải trẻ em nào cũng được hưởng trọn vẹn đặc ân ấy. Với phần lớn thiếu nhi ở gia đình nghèo khó, sau khi tạm rời khỏi ghế nhà trường, các em phải bươn chải với đủ thứ nghề để phụ giúp gia đình. Trẻ em nghèo ở thành phố thì bán vé số hoặc làm những việc lặt vặt khác. Trẻ em ở nông thôn thì theo cha mẹ ra đồng, lên rẫy với hàng loạt công việc nặng nhọc đang chờ. Ngay cả trẻ em con nhà khá giá ở thành phố cũng buộc phải cắm đầu vào “học kỳ ba”.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Không chỉ phải làm việc nặng nhọc, kể cả học thêm, trẻ em còn phải đối diện với nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần. Nhiều năm qua, cứ mỗi dịp hè là số vụ tai nạn thương tích, đặc biệt là đuối nước ở trẻ em nông thôn lại tăng lên. Ở thành phố, do cha mẹ thiếu quan tâm nên một số  em lại lao vào các trò chơi độc hại để rồi vướng vào tệ nạn xã hội. Đặc biệt, thời gian gần đây, không ít trẻ em bị bạo hành và bị xâm hại. Tuổi thơ của các em bị “đánh cắp” bằng nhiều hình thức, để lại di chứng nặng nề về sau.

Rõ ràng, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của trẻ em là trách nhiệm không chỉ của các bậc cha mẹ mà là của cả cộng đồng xã hội. Nhận thức một cách sâu sắc điều đó, năm 2016, Quốc hội đã thông qua Luật Trẻ em. Ngày 27-5, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã tổ chức lễ phát động Tháng Hành động vì trẻ em với chủ đề: “Triển khai Luật Trẻ em và phòng-chống bạo lực, xâm hại trẻ em”.

Để văn bản luật đậm chất nhân văn nói trên đi vào cuộc sống, vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1704/KH-UBND về việc triển khai Tháng Hành động vì trẻ em năm 2017 với chủ đề “Triển khai Luật Trẻ em và phòng-chống bạo lực, xâm hại trẻ em”. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương và cơ quan truyền thông tập trung tuyên truyền phổ biến rộng rãi về Luật Trẻ em năm 2016. Nhiệm vụ cấp bách đặt ra là tập trung phòng-chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Giải pháp xuyên suốt là phòng-chống tai nạn thương tích, đuối nước ở trẻ em trong kỳ nghỉ hè và mùa mưa bão; tập huấn hướng dẫn những kỹ năng cơ bản về tai nạn thương tích, đuối nước, phòng-chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Cùng với đó là tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí an toàn, lành mạnh phù hợp với từng lứa tuổi, tạo điều kiện cho trẻ em có một kỳ nghỉ hè an toàn. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng và cộng đồng xã hội kịp thời phát hiện, ngăn chặn và tố giác các hành vi xâm hại trẻ em, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em…

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo hoạt động hè của tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch triển khai các hoạt động hè cho thanh thiếu nhi, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh. Theo đó, dịp hè năm nay, các cơ quan, đơn vị tổ chức nhiều chương trình có ý nghĩa như: “Học kỳ trong quân đội”, “Học làm người có ích”, “Tiếp sức mùa thi”, “Hè tình nguyện”… Cùng với đó là các chương trình bồi dưỡng kỹ năng sống, kỹ năng phòng tránh các nguy cơ xâm hại… trẻ em.  

Sinh thời, Bác Hồ đã từng dạy: “Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”. Trẻ em là tương lai của đất nước. Do đó, ngay từ mùa hè này, các bậc phụ huynh cũng như cộng đồng xã hội hãy dành cho trẻ em sự quan tâm đặc biệt và những gì tốt nhất!

Duy Lê

Có thể bạn quan tâm

Các chiến sĩ Lữ đoàn Pháo phòng không 234 trong giờ đọc báo. Ảnh: đơn vị cung cấp.

Lữ đoàn Pháo phòng không 234 chú trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

(GLO)- Những năm gần đây, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Lữ đoàn Pháo phòng không 234 (Quân đoàn 34) đã có bước chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội trong cán bộ, chiến sĩ.

Chuyện 2 ngôi làng đặc biệt trên biên giới Ia Mơ

Chuyện 2 ngôi làng đặc biệt trên biên giới Ia Mơ

(GLO)-Ở xã biên giới Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), làng Ring và làng Khôn được thành lập theo những cách khác nhau nhưng đều rất đặc biệt. Mặc dù làng hình thành chưa lâu nhưng những người dân ở đây sinh sống hòa thuận, cùng nhau đoàn kết bảo vệ biên cương Tổ quốc và xây dựng cuộc sống mới.

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông

(GLO)- Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai, với quyết tâm chính trị cao, toàn thể cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ cơ sở Cảnh sát giao thông đã đoàn kết, thống nhất triển khai có hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Hồi hương trong tình người và hy vọng

Hồi hương trong tình người và hy vọng

(GLO)- Khi mùa khô năm 2024 vừa chớm, ở buôn Ia Rnho (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) có một người lặng lẽ rời đi. Đó là Nay Tri-người từng vướng vào vụ phá rừng, luôn sống trong nỗi lo sợ bị pháp luật trừng trị.

34 tỉnh, thành phố mới trên toàn quốc có 145 Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực

34 tỉnh, thành phố mới trên toàn quốc có 145 Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực

Việc xây dựng dự thảo luật sửa đổi, bổ sung 11 luật về quân sự, quốc phòng là bước đi cần thiết trong bối cảnh các địa phương đang tiến hành điều chỉnh địa giới hành chính và tái cấu trúc lực lượng vũ trang theo luật định kể từ ngày 1/7/2025, bảo đảm theo hướng tinh, gọn, vững mạnh và hiện đại.

null