Hãy cho con trẻ một kỳ nghỉ tết ý nghĩa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều bậc cha mẹ lên kế hoạch cho kỳ nghỉ tết dài ngày của con là một chuyến về quê đầy ý nghĩa sau khi con trẻ ‘thoát’ khỏi những áp lực của chuyện thi cử, học hành.

Đưa con về quê ăn tết

Vào ngày 23 tháng chạp, chị bạn tôi đưa cả nhà trở về quê ở Thanh Hóa để đón tết cùng với ông bà ngoại.

Chị chia sẻ, việc đưa con gái (học lớp 5) và con trai (học lớp 2) về quê đón tết với ông bà, người thân là cách để con được nghỉ ngơi, "xả hơi" sau khi kết thúc học kỳ 1. Đây cũng là cách để con biết về nguồn cội, về quê cha đất tổ, đồng thời phong tục, tập quán đón tết ở mỗi vùng miền khác nhau.

Khi nghe tôi hỏi thăm, hai đứa con háo hức theo cha mẹ về quê đón tết hơn ở lại TP.HCM. Bé gái nói rất thích về quê ăn tết với ông bà vì cháu có thể cảm nhận được không khí tết nhiều hơn so với ở thành phố. Về quê, cháu thích được đi đây đi đó, theo cha mẹ sang nhà hàng xóm, bà con để chúc tết. Cháu thích được mọi người hỏi thăm, lì xì chúc tết. Đặc biệt, cháu thích hoa lá, cây xanh, vườn cây ăn trái ngoài vườn của ông bà ngoại sum suê mà ở thành phố thì khó thấy.

Học sinh làm bánh chưng trong hoạt động mừng xuân tại trường ở TP.HCM. Ảnh: ĐÀO NGỌC THẠCH
Học sinh làm bánh chưng trong hoạt động mừng xuân tại trường ở TP.HCM. Ảnh: ĐÀO NGỌC THẠCH

Tết là "ngày hội lớn"

Tết Giáp Thìn 2024 là kỳ nghỉ dài ngày nên phụ huynh hãy để cho con có một kỳ nghỉ tết đúng nghĩa nhất.

Nếu có điều kiện và thời gian, cha mẹ có thể đưa con trẻ về quê ăn để ăn tết. Có thể nói, không một đứa trẻ nào lại không háo hức, không thích được về quê bởi quê hương là nguồn cội.

Duy trì nhiều phong tục tập quán tốt đẹp giúp trẻ cảm nhận được giá trị tinh thần Tết Nguyên đán. Ảnh: ĐÀO NGỌC THẠCH

Duy trì nhiều phong tục tập quán tốt đẹp giúp trẻ cảm nhận được giá trị tinh thần Tết Nguyên đán. Ảnh: ĐÀO NGỌC THẠCH

Việc đón tết ở quê có rất nhiều ý nghĩa đặc biệt, để trẻ cảm nhận được không khí, phong tục, tập quán đón tết cũng như sự ấm áp về tình cảm, tình thâm của gia đình khi được quây quần. Trẻ cũng được cười nói nhiều hơn trong mâm cơm gia đình ngày tết.

Hãy "tạm gác" chuyện học hành thi cử hay thành tích sang một bên. Hãy "tạm gác" chuyện giao bài tập về nhà cho học sinh làm bài trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán. Hãy thôi những lời hăm dọa từ cha mẹ, người thân vì sợ con trẻ ham chơi, lười học trong ba ngày tết.

Cuối cùng, hãy để con trẻ được có một kỳ nghỉ Tết Giáp Thìn 2024 thật sự thoải mái, vui chơi và đúng nghĩa nhất bởi tết là "ngày hội lớn" của những đứa trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.