Góc khuất từ người nông dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
CPTPP đang mở ra nhiều cơ hội cho nông sản Việt cất cánh. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực dễ tổn thương nhất trong CPTPP bởi sức cạnh tranh còn nhiều hạn chế.
Theo Ngân hàng Thế giới, 23 ngành xuất khẩu của Việt Nam sẽ có mức giảm ròng lớn nhất bao gồm nông nghiệp (-1,6 tỷ USD), một phần nguyên nhân do CPTPP làm chuyển hướng của dòng vốn FDI vào những ngành công nghiệp hưởng lợi như dệt may, da giày…, phần còn lại là rủi ro người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng nông sản các nước thành viên với mức giá rẻ hơn.
Riêng ngành chăn nuôi có thể bị tổn thương trong cuộc hội nhập này, với khoảng 60% khó khăn và 40% thuận lợi. Ước tính, việc cắt giảm thuế quan nhập khẩu từ CPTPP tác động khiến sản lượng của ngành chăn nuôi giảm 0,3%; tốc độ tăng trưởng của ngành chế biến thực phẩm giảm từ 0,37 - 0,52%.
Lý do lớn nhất có lẽ xuất phát từ sức cạnh tranh còn yếu kém của nền nông sản nước nhà. Lấy ví dụ, nông dân những nước phát triển được đào tạo về chuyên môn, có bằng cấp và áp dụng vào sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật do ngành nông nghiệp khuyến cáo; còn nông dân Việt Nam thì làm theo kinh nghiệm chứ ít theo đúng khuyến cáo, ngoại trừ nông dân có ký hợp đồng sản xuất theo “liên kết 4 nhà”. “Yếu tố cạnh tranh hạn chế còn xuất phát từ suy nghĩ và hành động của người nông dân Việt Nam đối với CPTPP. Hiện tại, có tới 60% số nông dân thờ ơ, đợi cơ may đem lại từ CPTPP” - ông Hoàng Trọng Thủy - chuyên gia nông nghiệp cho hay.
 
Thu hoạch rau sản xuất theo phương pháp công nghệ cao tại HTX Anh Đào (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng).
(ảnh: VĂN LONG)
Ông Thủy phân tích, có thể phân chia thành 3 tầng nông dân có suy nghĩ và hành động khác nhau đối với CPTPP. Tầng lớp thứ nhất là tầng nông dân nhìn, thấy thách thức lớn hơn cơ hội. Tầng lớp này, số lượng hộ nông dân chiếm khoảng 30% số hộ nông dân toàn quốc. Chiếm khoảng 60% tổng số nông dân cả nước là tầng nông dân thờ ơ, đợi cơ may đem lại từ CPTPP. Tầng lớp thứ ba là tầng nông dân nhìn thấy cả cơ hội và thách thức từ CPTPP, sẵn sàng tham gia với tư cách là thành viên CPTPP. Số lượng nông dân trong tầng lớp thứ ba chỉ chiếm 10 - 12%.
“Tuy nhiên, do muốn “đi nhanh, làm giàu sớm”, tầng lớp nông dân này đã bộc lộ điểm yếu trong liên kết với hộ nông dân, tổ, nhóm hợp tác nông nghiệp theo chuỗi giá trị nông sản. Không ít doanh nghiệp nông nghiệp bỏ qua đầu tư, né tránh hợp đồng bao tiêu nông sản, chỉ “túm” lấy khâu cung ứng vật tư đầu vào sản xuất, hoặc chuyên 1 khâu cuối cùng của sản phẩm để có được lợi nhuận cao hơn, hoặc đẩy rủi ro về người nông dân” - ông Thủy nhấn mạnh thêm.
Một hạn chế khác so với nền nông nghiệp nước bạn chính là kỹ thuật, công nghệ canh tác, bảo quản sản phẩm… Ông Trần Mạnh Báo - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Thaibinh Seed cho biết: “Nhìn sang các nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc…, nông nghiệp không phải ngành kinh tế mũi nhọn nhưng có năng suất rất cao do trình độ sản xuất cao và ứng dụng khoa học kỹ thuật. Cơ sở hạ tầng máy móc sản xuất và chế biến đồng bộ giúp tiết kiệm sức người, lại đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Trung bình mỗi hộ nông dân Mỹ canh tác hàng trăm ha, tương đương năng suất làm việc của một xã ở Việt Nam”.
Và cuối cùng là tiếp thị nông nghiệp - khâu vừa khắc phục tình trạng thấp kém trong năng lực cạnh tranh, vừa giúp phát huy những thế mạnh tiềm năng, nhưng chưa được quan tâm đúng mực. Thực trạng hiện nay, trong chính sách tái cơ cấu nông nghiệp, từ người nông dân đến lãnh đạo địa phương không thể quyết định phải sản xuất hàng hóa gì, theo phương pháp nào. Tất cả đều phải theo tín hiệu của thị trường, và việc nắm bắt được xu thế, thị hiếu thị trường là mấu chốt vấn đề, đây cũng là bài toán mà Việt Nam tiếp tục tìm hướng giải quyết, không chỉ dừng lại ở ngành nông nghiệp mà còn liên quan các ngành thông tin truyền thông, công nghệ…
Đồng chí Thào Xuân Sùng - Chủ tịch T.Ư Hội NDVN: 
Được nhiều hơn mất
CPTPP được ghi nhận là Hiệp định có tiêu chuẩn cao, toàn diện và cân bằng, nên Việt Nam sẽ được nhiều hơn mất và chắc chắn cán bộ, công chức, viên chức nói chung, cán bộ Hội ND nói riêng và đồng bào nông dân sẽ được nâng cao trình độ canh tác nông nghiệp, hàng hóa đạt chuẩn quốc tế vì bạn bè và vì chính mình. Từ đây, Chính phủ và Hội ND Việt Nam cùng với người nông dân Việt Nam sẽ phải tập trung xây dựng hợp tác xã kiểu mới và doanh nghiệp nông nghiệp và liên kết 6 nhà (nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà ngân hàng, nhà phân phối), ưu tiên phát triển một hệ thống ngành kinh doanh nông nghiệp hiện đại và ngành công nghiệp nông sản thực phẩm cùng với dịch vụ phân phối, kho vận được kết nối mạnh mẽ. Chỉ có như thế, người nông dân mới có thể chuyển đổi tư duy, xây dựng tâm lý tự tin, tự chủ, tự cường, tạo ra các nông sản có giá trị kinh tế cao và chất lượng ngày càng tốt hơn.
Đồng chí Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NNPTNT:
Doanh nghiệp cần chủ động
Cần phải khẳng định, các FTA, điển hình như CPTPP, EVFTA đem đến cơ hội mở rộng thị trường cho xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của Việt Nam hiện nay như: Thủy sản, lâm sản, đồ gỗ, rau quả, trái cây và các nông sản khác (gạo, cà phê, cao su...). 
Bên cạnh đó, cũng sẽ có những thách thức lớn đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam, đó là: Các nước tham gia có thể giảm thuế suất nhưng lại nâng cao các hàng rào phi thuế quan và kiểm soát nghiêm ngặt hơn; sản phẩm chăn nuôi sẽ bị cạnh tranh gay gắt hơn. 
Để tận dụng được các lợi thế, cơ hội và khắc phục những khó khăn nêu trên, ngành nông nghiệp và các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin về CPTPP và EVFTA để nắm vững cam kết của Việt Nam và các thị trường đối tác quan tâm, đặc biệt là các thông tin về các ưu đãi thuế quan, các yêu cầu về chất lượng, quy tắc xuất xứ hàng hóa…

P.V (ghi)

Thúy Lê (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.