Gốc hồng cổ thụ: Thật giả khó lường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian gần đây, trên một số tuyến phố “mọc” lên những điểm bán gốc hoa hồng cổ thụ. Loại gốc hoa hồng này cũng được nhiều tài khoản facebook cá nhân rao bán, giá chỉ vài chục ngàn đồng mỗi gốc, nhưng thực ra đây chỉ là những gốc hồng thải kém chất lượng.

Tại một điểm bán hoa hồng vừa “mọc” lên trên đường Lê Duẩn, đoạn gần Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai, mỗi ngày chủ nhân đưa ra bán hàng chục chậu hồng gốc. Thoáng nhìn, những chậu hồng gốc trông khá bắt mắt với thân lớn hơn ngón tay cái, được cắt chỉ còn cao tầm 10 cm, có chồi non mỡ màng, giá bán mỗi gốc hồng chỉ dao động 40.000-50.000 đồng, một mức giá quá rẻ so với giá cây giống tại các điểm bán hoa hồng giống thông thường. Tuy nhiên, khi được hỏi chi tiết hơn về giống hoa, màu sắc thì người bán lại rất mù mờ.

 Một điểm bán gốc hoa hồng thải trên đường Lê Duẩn (TP. Pleiku). Ảnh: H.L
Một điểm bán gốc hoa hồng thải trên đường Lê Duẩn (TP. Pleiku). Ảnh: H.L



Nhiều tài khoản trên mạng xã hội facebook cũng đang rao bán khá rầm rộ các gốc hồng cổ thụ. Phóng viên liên hệ với một chủ tài khoản thì được gửi xem trước một số bức hình minh họa về hoa của các gốc hồng này. Tuy nhiên, khi đối chiếu hoa và thân thì nhận ra chúng không phải là một, tức người bán đang “treo đầu dê, bán thịt chó”. Khi P.V chỉ rõ sự mâu thuẫn từ thông tin của người bán, chủ tài khoản lập tức im lặng…

Anh Mai Quốc Trưởng-chủ vườn hoa hồng Hương Việt tại ngã ba Cầu Sắt (TP. Pleiku), một người rất giàu kinh nghiệm về hoa hồng, cho biết: Với những người kinh doanh giống cây hoa hồng, những gốc hồng này không có gì xa lạ. Đây là gốc hồng thải do những nhà vườn trồng hoa hồng lấy bông ở Đà Lạt bỏ đi sau khi hết chu kỳ khai thác. Vì đến thời kỳ nhổ bỏ nên các chủ vườn hầu như cho không. Một số người đã lấy về, bỏ chậu và kích cho ra mầm mới rồi đem bán. “Với mỗi gốc hoa hồng như thế, chi phí đầu tư chỉ khoảng 5.000 đồng”-anh Trưởng nhận định.

Theo kinh nghiệm của nhiều chủ nhà vườn, những gốc hồng thải khi đưa về trồng hầu như rất khó sống. “Gốc hồng tự nhiên càng lớn càng quý, nhưng gốc hồng thải sau một thời gian dài kích lấy bông thì chỉ bỏ đi do bộ rễ và thân cây đã trở nên suy kiệt, già cỗi. Có những cây thậm chí đã bị thối rễ. Người bán cắt bỏ đi gần hết phần rễ và phun thuốc kích chồi cho gốc bật mầm mới nhằm khiến người mua tin rằng gốc cây còn khỏe mạnh, nhưng chỉ sau một thời gian đưa về trồng cây sẽ chết”-anh Trưởng nói.

Nhằm tránh mua phải những gốc hoa hồng kém chất lượng, mọi người có thể trực tiếp đến tận các địa điểm trồng và sản xuất hoa hồng giống ngay tại Gia Lai để lựa chọn. Tại đây, các loại hoa hồng về cơ bản đã được thuần dưỡng, chiết, ghép ổn định, bộ rễ phát triển tốt, thân cây khỏe mạnh và người bán có trách nhiệm thông tin đầy đủ về loại hoa, cách chăm sóc… Có thể kể đến một vài địa chỉ bán giống hoa hồng uy tín mà người yêu thích trồng loại hoa này có thể ghé đến trên địa bàn tỉnh ta như: vườn hoa hồng Hương Việt, vườn hoa hồng Khuê Pleiku (số 370 Phạm Văn Đồng, TP. Pleiku), vườn hoa hồng tại địa chỉ 338/52 Trường Chinh, TP. Pleiku hay xa hơn là vườn hồng của anh Đinh Văn Đài (thôn 1, xã Ia Pal, huyện Chư Sê), địa điểm bán giống hoa hồng tại 935 Hùng Vương (thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê…

 HẢI LÊ

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.