Gỡ vướng cấp bằng cao đẳng cho sinh viên hoàn thành chương trình do Đức chuyển giao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long chỉ đạo giải quyết những vướng mắc để bảo đảm quyền lợi cho sinh viên hoàn thành chương trình do phía Đức chuyển giao.

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 394/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại cuộc họp về việc giải quyết vướng mắc liên quan đến việc cấp bằng cao đẳng của Việt Nam cho sinh viên đã hoàn thành chương trình do phía Đức chuyển giao theo Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 28-2-2013.

Sinh viên Trường Cao đẳng Gia Lai thực hành sửa chữa động cơ ô tô (ảnh minh họa, ảnh: Đ.T)

Sinh viên Trường Cao đẳng Gia Lai thực hành sửa chữa động cơ ô tô (ảnh minh họa, ảnh: Đ.T)

Thông báo nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan liên quan luôn thống nhất nguyên tắc, quan điểm là cần thiết sớm giải quyết những vướng mắc để bảo đảm quyền lợi chính đáng cho sinh viên đã hoàn thành chương trình do phía Đức chuyển giao phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và các thỏa thuận, cam kết với đối tác quốc tế.

Giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an rà soát, nghiên cứu để thống nhất giải quyết dứt điểm các hợp đồng, thỏa thuận, cam kết với các đối tác quốc tế, không để xảy ra khiếu kiện.

Ngoài ra, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội căn cứ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao chủ động xem xét, quyết định việc hướng dẫn tổ chức đánh giá, cấp bằng cao đẳng của Việt Nam cho sinh viên đã hoàn thành chương trình do phía Đức chuyển giao theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và các thỏa thuận, cam kết quốc tế.

Trước đó, thực hiện Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 28-2-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế”, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai đào tạo thí điểm 22 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế chuyển giao từ Đức ở 45 trường cao đẳng tại 22 địa phương.

Tuy nhiên thời gian qua, nhiều sinh viên tham gia các lớp đào tạo ở một số địa phương bức xúc vì đã học hoàn thành xong chương trình nhưng chưa được thi tốt nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

(GLO)- Ngày 12-1, tại Trường THPT Chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku), Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), Báo Tuổi Trẻ phối hợp Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”. Chương trình thu hút hơn 3.000 học sinh tới từ các trường THPT trên toàn tỉnh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.