Giữa mùa khô, nông dân Gia Lai quay cuồng chống hạn cho cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mặc dù mới bước vào đợt tưới nước thứ 2 cho cà phê nhưng nông dân nhiều nơi ở Gia Lai đang phải đối mặt với tình trạng khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng.
Điều này không những gây khó khăn cho sản xuất, tăng chi phí đầu tư mà còn có nguy cơ ảnh hưởng tới năng suất, sản lượng cà phê cuối vụ.
Đã 1 tuần nay, gia đình bà Trần Thị Lệ Xuân (56 tuổi) ở thôn Dơ Mó, xã Kông Htok, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai chật vật tìm nguồn nước tưới cho 3 ha cà phê của gia đình. Trực chờ ngày đêm để xin nước tưới, nhưng vẫn có 1 ha cà phê mới trồng của bà Xuân phải chịu cảnh héo rũ nhiều ngày nay vì khát nước.
“Nhờ giếng của hàng xóm nhưng lúc được, lúc không. Họ cũng phải tưới, chứ đâu có để không cho mình tưới được. Nước khó khăn như vậy thì cứ đi xin hàng xóm. Họ cũng phải tưới nên mình chỉ có thể tưới vào ban đêm thì phải canh. Cà phê mới trồng, héo rũ hết rồi”, bà Lệ Xuân nói.
 
Khô hạn làm nhiều vườn cà phê tại Gia Lai xơ xác, trái non phát triển chậm.
Mặc dù có 2 giếng nước khoan sâu 30 m, nhưng những ngày này, ông Phạm Hoàng (SN 1956) ở làng Dơ Mó, xã Kông Htok, huyện Chư Sê cũng phải loay hoay tìm cách cứu hạn cà phê. Ông Hoàng cho biết, khô hạn làm cho toàn bộ 4 ha cà phê của ông héo rũ, nhiều cành lá đã khô khốc, xác xơ. Đang giai đoạn phát triển trái non, việc thiếu nước nước sẽ khiến vườn cây bị giảm năng suất cuối vụ. Nỗ lực cứu vườn cây, ông Hoàng buộc phải mua nước từ các giếng khoan khác, với giá 35.000 đồng/giờ bơm. Vì khô hạn mà vụ này gia đình ông phải chi thêm gần 7 triệu đồng cho việc mua nước.
“Một ngày, tôi thuê tưới 12 tiếng, mỗi tiếng 35.000 đồng. Tưới là phải tưới nguyên đêm để tới lượt người khác . Một ha phải tưới 2 đêm. Mỗi năm, mức độ hạn hán lại tăng hơn. Năm nay hạn hơn năm ngoái”, ông Hoàng nói.
Gia Lai có hơn 93.000 ha cà phê, trong đó, khoảng 80.000 ha trong giai đoạn kinh doanh. Lúc này, người trồng cà phê tại Gia Lai mới bước vào đợt tưới nước thứ 2 nhưng tình trạng khô hạn đang xảy ra tại nhiều địa phương có ít công trình thuỷ lợi như Mang Yang, Đăk Đoa, Chư Sê, Chư Pưh và Đức Cơ.
Theo Thạc sĩ Mai Minh Tuấn, Trưởng phòng Kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai, tình trạng khô hạn năm nay sẽ nghiêm trọng hơn các năm,  mùa khô 2019 còn rất dài. Nỗ lực khoan, đào giếng để tưới sẽ khó giải quyết được vấn đề. Để giảm thiểu ảnh hưởng của khô hạn, các chủ vườn cần sử dụng những biện pháp tưới nước tiết kiệm kết hợp tăng cường giữ ẩm cho đất sau khi tưới.
“Chủ yếu là các giải pháp tăng cường độ ẩm cho đất. Ví dụ như, sau khi tưới nước, thì cần tủ gốc cà phê, trồng cây che bóng, chắn gió. Mục đích của những việc này là hạn chế tác động của ánh nắng mặt trời trực tiếp xuống vườn cà phê, hạn chế thoát hơi nước. Ngoài ra, hiện nay, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn có hẳn quy trình về lắp hệ thống tưới tiết kiệm, giúp cho lượng nước tưới ít đi, nhưng só lần tưới nhiều lên thì cung cấp nước cũng đều đặn hơn”, Thạc sĩ Mai Minh Tuấn cho biết.
Nguyễn Thảo (VOV.VN)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.