Giống lúa Hương Châu 6 trồng ở Chư Sê cho năng suất hơn 70 tạ/ha

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 23-4, Công ty cổ phần Tập Đoàn giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed)-Chi nhánh Tây Nguyên phối hợp cùng Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) tổ chức tổng kết hiệu quả mô hình trồng lúa thuần năng suất Hương Châu 6.

Huyện Chư Sê có 20 ha diện tích trồng lúa Hương Châu 6 vụ Đông Xuân 2022-2023. Thời gian gieo trồng của giống Hương Châu 6 là khoảng 110-115 ngày, năng suất đạt tầm 70-80 tạ/ha. Tổng sản lượng lúa Hương Châu trồng trên địa bàn huyện Chư Sê đạt khoảng 160-180 tấn.

Các đại biểu và nông dân tham quan mô hình lúa Hương Châu 6 trồng trên địa bàn xã Ia Pal (huyện Chư Sê). Ảnh: Trúc Phùng

Các đại biểu và nông dân tham quan mô hình lúa Hương Châu 6 trồng trên địa bàn xã Ia Pal (huyện Chư Sê). Ảnh: Trúc Phùng

Thời gian triển khai mô hình, Vinaseed tiến hành liên kết với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Chư Sê cung ứng giống, hỗ trợ kỹ thuật, phân bón cho bà con. Theo đánh giá, giống lúa Hương Châu 6 là giống ngắn ngày, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chống đổ ngã tốt, năng suất cao, chắc hạt; cho chất lượng gạo thơm mềm, dẻo và có vị đậm. Hiện nay, giá lúa bán ra của bà con sau khi thu hoạch là khoảng 7.500 đồng/kg.

Sau buổi tổng kết, các đại biểu và nông dân huyện Chư Sê tiến hành tham quan mô hình trồng lúa Hương Châu 6 tại xã Ia Pal.

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.