Giáo viên tiểu học tâm tư khi bị cấm dạy thêm, trường yêu cầu viết cam kết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ GD&ĐT cấm dạy thêm hoàn toàn các môn văn hoá đối với học sinh tiểu học, giáo viên tâm tư vì giảm thu nhập, lo chất lượng học sinh yếu kém.

Trong khi đó, nhà trường yêu cầu giáo viên viết đơn cam kết, không vi phạm quy định dạy thêm.

“Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học” là một trong ba trường hợp cấm dạy thêm, học thêm, theo Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT có hiệu lực kể từ ngày 14/2.

Theo nhiều phụ huynh phản ánh, các lớp học thêm thường được giáo viên tổ chức cuối ngày, cuối tuần của học sinh tiểu học đều đã thông báo dừng trước khi thông tư mới có hiệu lực.

Cô Thanh H., giáo viên một trường tiểu học tại quận Tây Hồ (Hà Nội) cho rằng, Thông tư 29 tác động rất lớn tới học sinh tiểu học và giáo viên. Việc cấm dạy thêm hoàn toàn các môn văn hoá đối với học sinh tiểu học là điều khiến cô và nhiều đồng nghiệp băn khoăn. Bởi lẽ, lớp học ở trường công lập đông, trong mỗi lớp trình độ, năng lực học sinh không đồng đều.

thong-tu.jpg
Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT quy định không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ thể dục thể thao, nghệ thuật, kỹ năng sống. Ảnh mang tính minh họa

Có những em thông minh, giáo viên chỉ cần hướng dẫn một vài lần có thể hiểu bài ngay nhưng có những em nói nhiều lần vẫn chưa hiểu. Trong khi đó, bố mẹ không có thời gian, điều kiện để đồng hành sát sao với con. Do đó, trước đây vẫn có những phụ huynh nhờ cô kèm một vài cháu để các em tiến bộ, bắt kịp các bạn trên lớp.

Khi Thông tư 29 áp dụng vào thực tế, không những việc dạy thêm đối với học sinh bị cấm hoàn toàn mà chương trình dạy học tăng cường 4 tiết/tuần trong nhà trường cũng bị cắt giảm. Bởi đây là giờ học có thu phí, dù là một khoản rất nhỏ.

Nhờ có các tiết học tăng cường trong nhà trường vào buổi chiều, cô giáo có thời gian để củng cố, hướng dẫn học sinh giải quyết những nội dung, kiến thức trong bài học của buổi sáng còn dang dở. Sau đó, hướng dẫn học sinh giải quyết bài tập trên lớp.

Cũng theo cô H., cấm dạy thêm học thêm đối với học sinh tiểu học, phần nào sẽ tác động tới chất lượng học sinh. Trong đó, những em yếu, kém không còn có sự quan tâm, hỗ trợ riêng của giáo viên sẽ khó tiến bộ, đảm bảo yêu cầu cần đạt của chương trình. Không có các giờ học tăng cường, giáo viên cũng không có thời gian dạy mở rộng, nâng cao mà sẽ bám sát sách giáo khoa để đảm bảo kiến thức cơ bản. Do đó, phụ huynh sẽ phải dành thời gian đồng hành, kèm cặp con để đáp ứng yêu cầu.

“Chúng tôi buồn và tâm tư là có thật. Bởi vì thực tế, nếu chỉ dựa vào đồng lương của giáo viên hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc sống”, cô H. nói.

Ký cam kết không dạy thêm

Bà Trần Thị Hương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Vạn Bảo, quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết, trước khi Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm đi vào thực tế, nhà trường yêu cầu giáo viên đọc, nghiên cứu và cho ý kiến.

Sau đó, giáo viên viết cam kết không vi phạm các quy định của Bộ GD&ĐT đã quy định cụ thể trong thông tư đó là, không dạy thêm các môn văn hóa đối với học sinh tiểu học.

“Để tạo sự đồng thuận, nhà trường cũng tổ chức cuộc họp gồm giáo viên và ban đại diện phụ huynh các lớp để nắm tinh thần. Đa số giáo viên không có ý kiến và chấp hành quy định”, bà Hương nói.

Tuy nhiên, cũng theo bà Hương, cấm dạy thêm ở bậc tiểu học đã được quy định trong Thông tư 17 trước đó của Bộ GD&ĐT và lần này tiếp tục được nhắc lại tại Thông tư 29. Khi học sinh đã được học 2 buổi/ngày với chương trình, yêu cầu như hiện nay không cần học thêm.

“Tuy nhiên, thực tế, vẫn có những em gặp khó khăn trong tiếp nhận kiến thức, bố mẹ tha thiết nhờ cô nhận kèm. Hay đối với học sinh lớp 5, lâu nay một số gia đình đặt mục tiêu cho con thi vào trường THCS chất lượng cao cũng có nguyện vọng được cô dạy mở rộng, nâng cao hơn. Nhiều giáo viên tâm huyết, họ hỗ trợ học sinh hết sức, thậm chí không lấy tiền. Nếu bị cấm hết như hiện nay, giáo viên sẽ không được phép dạy”, theo bà Hương.

Hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận Đống Đa (Hà Nội) nói rằng, thông tư mới sẽ phần nào tác động tới tâm tư của giáo viên. Bởi, thực tế vẫn có một bộ phận phụ huynh có nhu cầu gửi con cho giáo viên kèm ngoài giờ học để cải thiện năng lực học tập.

Tuy nhiên, phụ huynh không nên quá hoang mang hay lo lắng bởi vì nhà trường có kế hoạch dạy học, yêu cầu giáo viên đảm bảo chất lượng học sinh trong từng năm. Đối với những em không đạt, giáo viên phải có kế hoạch bồi dưỡng để kiểm tra lại. Kể cả cuối năm học, học sinh chưa đáp ứng, trong hè, giáo viên và gia đình phối hợp bồi dưỡng để giúp em đó tiến bộ và vượt qua bài kiểm tra.

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, quy định dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, thông tư mới nhằm đảm bảo quyền lợi cho học sinh, tránh việc giáo viên “kéo” học sinh trên lớp ra ngoài để dạy thêm. Giáo viên cũng cần nâng cao ý thức tự tôn, tự trọng để nói “không” với dạy thêm không đúng với quy định.

Theo Hà Linh (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Ổn định dạy và học sau kỳ nghỉ Tết

Ổn định dạy và học sau kỳ nghỉ Tết

(GLO)- Ngày 6-2, thầy và trò các cấp học trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025. Cùng với hoạt động “khai xuân” sôi nổi, các trường học đã ổn định nền nếp, triển khai công tác dạy và học, quyết tâm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm học 2024-2025.

Đội tuyển học sinh giỏi Trường THPT Chi Lăng năm học 2024-2025 (ảnh đơn vị cung cấp).

Trường THPT Chi Lăng tạo lập môi trường giáo dục toàn diện

(GLO)- Sau 5 năm xây dựng và phát triển, Trường THPT Chi Lăng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) ngày càng khẳng định thương hiệu, là địa chỉ tin cậy để phụ huynh yên tâm gửi gắm con em. Trong mùa xuân mới này, nhà trường tiếp tục hành trình tạo lập môi trường giáo dục toàn diện với bao niềm tin và hy vọng.

APC Gia Lai: Trường học hạnh phúc

APC Gia Lai: Trường học hạnh phúc

(GLO)- 10 năm chưa phải là chặng đường quá dài nhưng cũng đủ để chứng minh cho những kết quả đáng tự hào của Trường Quốc tế châu Á Thái Bình Dương Gia Lai (APC Gia Lai).

Học từ thực tiễn

Học từ thực tiễn

Những ngày này học sinh đến trường thật vui. Các em được tham gia hoạt động chào đón Tết Nguyên đán nhưng thông qua sinh hoạt bên ngoài lớp học lại biết được nhiều điều từ cuộc sống, những thứ mà hằng ngày có khi không chạm tới được.

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

(GLO)- “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” là chủ đề Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai vừa được Tỉnh Đoàn tổ chức. 10 dự án tiêu biểu đến từ các trường THPT cho thấy sự am hiểu của học sinh về lịch sử-văn hóa dân tộc.

Chú trọng nâng cao ý thức phòng-chống cháy nổ trong trường học

Chú trọng nâng cao ý thức phòng-chống cháy nổ trong trường học

(GLO)- Để phòng ngừa cháy nổ, các trường THPT trên địa bàn thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư lắp đặt thiết bị, xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy (PCCC) theo quy định và tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng ứng phó khi có sự cố cháy nổ xảy ra cho đội ngũ giáo viên và học sinh.

"Bữa sáng yêu thương" do Đoàn phường Cheo Reo triển khai đã giúp các em học sinh nghèo thêm yêu trường, mến lớp, đi học chuyên cần. Ảnh: V.C

Mang "Bữa sáng yêu thương" đến với học sinh nghèo

(GLO)- Những “Bữa sáng yêu thương” do tuổi trẻ phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) triển khai tại 2 điểm lẻ của Trường Mầm non Hoa Hồng đã và đang lan tỏa tình yêu thương, giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, tiếp tục gắn bó với trường lớp.

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều trường học có cổng ra vào nằm cạnh đường quốc lộ và tỉnh lộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần triển khai các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.