Không học thêm cũng tốt đẹp...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm, học thêm, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, đọc kỹ thấy có sự đổi mới về hai chữ “tiền” và “quyền”.

Cụ thể, nếu thông tư cũ số 17/2012/TT-BGDĐT năm 2012 cho phép thu tiền đối với dạy thêm trong nhà trường, thì thông tư mới này “cấm” thu tiền đối với dạy thêm trong trường. Đồng thời thu hẹp “quyền” của giáo viên, đó là không được ra ngoài dạy thêm học sinh chính khóa của mình, cũng không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài trường.

Vô số luồng ý kiến xung quanh quy định này. Rằng thầy cô đột ngột mất đi nguồn thu nhập quan trọng từ mồ hôi công sức của mình, còn nhà trường (công lập) không có kinh phí để tổ chức kèm cặp phụ đạo kiến thức cho những học sinh yếu kém, và những em cần ôn thi vượt cấp, thi tốt nghiệp, tuyển sinh. Chưa kể những đội tuyển học sinh giỏi cần ôn luyện để thi đấu. Thôi thì thầy cô “hy sinh” tiền thù lao dạy thêm đã đành, nhưng còn chi phí điện, nước, phòng ốc... của các lớp này lấy đâu ra, nếu kéo dài? Những cái tít trên báo chí “Trường học vận động giáo viên dạy thêm miễn phí”, “Vận động dạy thêm miễn phí, không để học sinh thiệt thòi”, nghe ra “ngậm đắng nuốt cay thế nào”...

Đu theo trend thời thượng của mạng xã hội dạo này, thì “học thêm cũng tốt đẹp, mà không học thêm cũng tốt đẹp”.

Ngành giáo dục bao nhiêu năm dạy thêm, học thêm, cũng nhiều chuyện tốt đẹp đó chứ. Tỷ lệ thi đậu tốt nghiệp gần như tuyệt đối. Bảng điểm thi vào các trường chuyên, lớp chọn toàn điểm 10. Cơ man giải thưởng các cuộc thi học sinh giỏi quốc gia,... Chưa kể học thêm trong trường giúp học sinh nghèo tiết kiệm rất nhiều học phí so với ra học các trung tâm bên ngoài. Còn học trò tiểu học mấy tiết cuối được học các CLB nâng cao Toán, tiếng Anh trong khi chờ bố mẹ đi làm về đón, thay vì tự về sớm lang thang nguy hiểm...

Nhưng dù sao cũng đến lúc thấy rằng không học thêm cũng là điều tốt đẹp. Dù với cơ chế dạy dỗ thi cử dựa vào điểm số như hiện tại là cực khó để xóa hẳn dạy thêm học thêm. Ngay như Thông tư 29 cũng đâu đề cập đến xóa học thêm, dạy thêm, mà chỉ nhằm quản lý chặt chẽ hơn. Trong khi theo phân tích của nhiều chuyên gia giáo dục, thì bản thân quy định mới cũng bộc lộ những lỗ hổng.

Thế giới hiện đang hướng tới việc thúc đẩy học sinh phát triển khả năng độc lập suy nghĩ, độc lập giải quyết vấn đề trong học tập. Bởi ngoài mô hình giáo dục truyền thống hàng ngàn năm với bài giảng của thầy cô giáo, thì thời đại này còn biết bao những “người thầy” miễn phí khác, là các nền tảng công nghệ cung cấp tức thì mọi nhu cầu về kiến thức, nhận thức, kỹ năng... Và rồi với sự lật nhào mọi thứ của công nghệ hiện nay, thì đến lúc toàn bộ những gì liên quan đến giáo dục, đào tạo sẽ buộc phải thay đổi một cách hoàn toàn.

Tất nhiên với tốc độ cập nhật và thay đổi của chúng ta, thì viễn tưởng ấy còn khá xa. Nên hiện vẫn cứ phải tích cực “cai” dần việc học thêm, dạy thêm theo cách “vừa chạy vừa xếp hàng”. Làm sao để những quy định mới phát huy tốt nhất những mặt tích cực, chỗ nào còn bộc lộ hạn chế lại tiếp tục điều chỉnh chỗ ấy.

Theo Trí Quân (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Du lịch lập đỉnh

Du lịch lập đỉnh

Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 đạt hơn 2 triệu lượt, tổng 3 tháng đạt hơn 6 triệu lượt, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước. Đó là kỷ lục chưa từng có với du lịch nước nhà.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Giảm tải cho học sinh

Giảm tải cho học sinh

Không phải ngẫu nhiên mà phát ngôn mới đây của lãnh đạo vụ chức năng thuộc Bộ GD-ĐT về việc 'bắt buộc' dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT lại làm dậy sóng dư luận đến vậy.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Đừng coi thường sức khỏe người tiêu dùng

Đừng coi thường sức khỏe người tiêu dùng

Khởi tố 5 đối tượng liên quan đến vụ kẹo Kera không hứa hẹn sẽ thanh lọc được thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) vàng thau lẫn lộn, nhưng là lời răn đe nặng ký với những kẻ đang tiếp tay cho sản phẩm kém chất lượng, coi thường người tiêu dùng.

Lằn ranh đỏ với các idol

Lằn ranh đỏ với các idol

Vụ bắt tạm giam, khởi tố điều tra Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục liên quan đến sản xuất hàng giả và lừa dối khách hàng mới đây cho thấy chính quyền sẵn sàng can thiệp mạnh tay để chấn chỉnh việc lợi dụng không gian mạng xã hội để thao túng tâm lý và gây hại cho cộng đồng.

Gian nan thử sức

Gian nan thử sức

Ở thời điểm này, có lẽ câu "lửa thử vàng, gian nan thử sức" là đúng nhất với các doanh nghiệp xuất khẩu trước mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ áp cho VN.

Công dân toàn cầu

Công dân toàn cầu

(GLO)- Trong tiến trình hội nhập, không ít bạn trẻ đã chủ động nhận diện, nắm bắt cơ hội cũng như ý thức được những thách thức để tự tin bước ra thế giới làm công dân toàn cầu.

Nâng tầm FDI

Nâng tầm FDI

Công ty Intel VN và Khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP) vừa phối hợp tổ chức Hội nghị Nhà cung ứng linh kiện chiến lược có sự tham gia của lãnh đạo TP.HCM, giới chức ngoại giao Mỹ, lãnh đạo tập đoàn Intel và lãnh đạo SHTP cùng 40 nhà cung cấp.