Giáo viên dạy nghề lái xe An Phú Thiện: Đam mê sáng tạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, nhiều giáo viên ở Trung tâm Đào tạo lái xe An Phú Thiện (Công ty cổ phần Công nghệ và dạy nghề An Phú Thiện) đã không ngừng sáng tạo trong công việc, giúp đơn vị lẫn học viên tiết kiệm chi phí và thời gian.

Thầy giáo Trịnh Văn Chinh cho biết: Trong bài giảng tích hợp trước đây chưa có bài học “Ghép xe ngang vào nơi đỗ”. Tuy nhiên, trong thực tế, khi xe lưu thông trên đường không có nhà xe hay những chỗ đậu xe không đủ rộng để thực hiện đỗ xe dọc thì buộc phải đỗ xe ngang. Từ đó, tôi đã tạo ra bài giảng này.

Hiện nay, bài giảng được áp dụng trong toàn đơn vị. Mới đây, sáng kiến này đạt giải khuyến khích tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Gia Lai năm 2024.

1-thay-giao-trinh-van-chinh-bia-phai-huong-dan-hoc-vien-hoc-thuc-hanh-bai-ghep-xe-ngang-vao-noi-do-anh-dinh-yen.jpg
Thầy giáo Trịnh Văn Chinh (bìa phải) hướng dẫn học viên thực hành bài ghép xe ngang vào nơi đỗ. Ảnh: H.T

Cũng theo thầy Chinh, tất cả tài liệu bài giảng đều do bản thân thầy viết ra từ kinh nghiệm thực tiễn với mục đích hỗ trợ người học nâng cao kỹ năng thực hành lái xe an toàn. Bởi trong quá trình lái xe trên đường, khi cần đưa xe vào nơi đỗ mà phía trước và phía sau xe đều có phương tiện khác đỗ rồi, nếu lái xe không cẩn thận sẽ va chạm vào phương tiện ở phía sau.

Anh Phạm Ngọc Thạch (tổ 8, thị trấn Phú Thiện) chia sẻ: “Trong quá trình học tập tại Trung tâm, tôi đã được thầy Chinh dạy 11 bài giảng tích hợp về nghề lái xe, trong đó có bài giảng “Ghép xe ngang vào nơi đỗ”. Hiện tôi đang lái xe cho một doanh nghiệp xây dựng. Từ thực tế công việc, tôi thấy bài học này rất ý nghĩa khi tham gia giao thông”.

Tương tự, thầy giáo Trương Huấn Luyện-Đội trưởng Đội xe Trung tâm Đào tạo lái xe An Phú Thiện hàng ngày cùng giáo viên kiểm tra bảo dưỡng ô tô của đơn vị để phục vụ cho việc thực hành lái xe an toàn, hiệu quả nhất.

Thầy Luyện cho hay: Hàng ngày, các phương tiện ô tô tham gia thực hành chạy thường xuyên liên tục trên đường và trên sân tập luyện. Nếu không chú trọng bảo dưỡng rất dễ dẫn đến tình trạng xe cháy phanh, nổ lốp.

Xuất phát từ đặc điểm đó, thầy Luyện đã mày mò nghiên cứu để tìm ra giải pháp khắc phục. Đối với tình trạng xì lốp ô tô, thầy đã trang bị thêm bơm lốp mini trên mỗi xe; kiểm tra nước làm mát hàng ngày, nếu phát hiện hư hao thay thế ngay trước khi bàn giao cho các giáo viên đứng lớp.

Cùng với đó, khi xe thực hành trên sân, nếu phát hiện taluy lề đường cao hơn thực tế thì sửa chữa ngay, tránh trường hợp bị cán lốp, nổ lốp; mặt sân bị hao mòn cũng cần khắc phục để xe được lưu thông an toàn nhất.

Ngoài ra, thầy Luyện còn cập nhật những thông tin, thiết bị hiện đại, phụ tùng chất lượng để khi xe hỏng hóc có thể thay thế ngay, đảm bảo an toàn của xe khi giao cho giáo viên dạy thực hành.

1-ong-le-tran-phu-thu-nhat-bia-phai-giam-doc-trung-tam-dao-tao-lai-xe-an-phu-thien-dang-huong-dan-can-bo-truy-cap-va-he-dieu-hanh-dat-anh-dinh-yen.jpg
Ông Lê Trần Phú (thứ nhất bìa phải)-Giám đốc Trung tâm đào tạo lái xe An Phú Thiện đang hướng dẫn cán bộ truy cập và hệ điều hành DAT. Ảnh: Đinh Yến

Với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nghề lái xe, ông Lê Trần Phú-Giám đốc Trung tâm Đào tạo lái xe An Phú Thiện đã có sáng kiến “Nâng cao chất lượng đào tạo, công tác quản lý dữ liệu DAT, hồ sơ học viên học lái xe”.

Ông Phú chia sẻ: Sự đổi mới trong việc sử dụng công nghệ hỗ trợ học lái xe ô tô như: hệ thống mô phỏng lái xe và các thiết bị học tập mới giúp học viên không chỉ tiếp thu lý thuyết mà còn thực hành trong môi trường gần giống thực tế là rất cần thiết.

Đó cũng là lý do để tôi đề xuất giải pháp này. Sau một thời gian áp dụng vào thực tế tại Trung tâm, sáng kiến đã giúp cho việc chỉ đạo điều hành sâu sát hơn.

Qua đó, chấn chỉnh kịp thời các hành vi tiêu cực trong đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch; kịp thời ngăn chặn các hành vi làm sai quy định, góp phần lập lại trật tự an toàn giao thông.

Sáng kiến này khi được áp dụng vào thực tế đã góp phần cải tiến quy trình đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe theo hướng nâng cao chất lượng quản lý học viên học lái xe một cách hiện đại, đồng bộ, chính xác. Bởi lẽ, tất cả thông tin hồ sơ của học viên đều có trên hệ thống DAT; chỉ cần nhập họ tên học viên sẽ có đầy đủ thông tin tìm kiếm.

Điều này sẽ tạo ra một cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, dễ dàng phục vụ tra cứu, quản lý, kiểm soát sử dụng giấy phép lái xe.

Trao đổi với P.V, ông Trần Thanh Hải-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội-nhận xét: Những giáo viên dạy nghề lái xe tại Trung tâm Đào tạo lái xe An Phú Thiện không chỉ yêu nghề mà còn đam mê sáng tạo và cải tiến kỹ thuật. Chính nhờ sự nỗ lực và tâm huyết của họ, Trung tâm đã trở thành địa chỉ uy tín, đào tạo ra những tài xế có tay nghề vững vàng trong thời đại công nghệ 4.0.

Có thể bạn quan tâm

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.