Giáo viên cho 6 học sinh đánh một bạn cùng lớp vì đi học muộn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sự việc xảy ra tại Trường THPT Nguyễn Thị Diệu (quận 3- TP HCM) trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm của lớp 12A1. Giáo viên chủ nhiệm cho 6 học sinh đánh một bạn cùng lớp vì đi học muộn.

Phản ánh với Báo Người Lao Động, một số phụ huynh lớp 12A1, Trường THPT Nguyễn Thị Diệu (quận 3), cho biết có con đang học lớp 12A1. Vào sáng thứ hai 13-5, học sinh P.K đến lớp trễ, sau 1 hồi la mắng, xúc phạm em trước lớp thì giáo viên chủ nhiệm (GVCN) của lớp là bà Đ.T.D cũng là GV dạy môn hóa đã cho lần lượt 6 bạn cùng lớp lên dùng ống nhựa có thép đánh vào mông em P.K trước lớp và cô đứng xem. Em nào đánh nhẹ thì cô bắt đánh lại với yêu cầu đánh hết sức mạnh của mình.

"Chúng tôi rất hoang mang, lo lắng trước hành động này của cô giáo. Không biết khi nào đến lượt con chúng tôi sẽ bị đánh, hành xử thô bạo, xúc phạm nhân phẩm, thân thể trước lớp như em P.K. Thậm chí có em học sinh khi chứng kiến đã về nhà khóc rất nhiều và không dám đến lớp"- một phụ huynh cho biết.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, có sự việc như trên xảy ra tại lớp 12A1, Trường THPT Nguyễn Thị Diệu.

Trong biên bản làm việc của nhà trường với cô Đ.T.D, giáo viên này cho biết, bản thân là GVCN, cô D. nhận sai về hành động của mình và cũng đã xin lỗi phụ huynh, cam kết không để xảy ra tình trạng tương tự.

Xác nhận có sự việc như trên xảy ra, lãnh đạo Trường THPT Nguyễn Thị Diệu, cho biết học sinh bị đánh là em P. K, em này thường hay đi học trễ, cũng có nghỉ học vài lần. Thứ hai vừa rồi là ngày kiểm tra hồ sơ cho học sinh đi thi tốt nghiệp THPT. Dù cô giáo đã có nhắc nhở từ trước, nhưng em học sinh này vẫn đến lớp trễ, làm không kiểm tra hồ sơ học sinh được. Ngay tại lớp học, cô giáo đã phạt học sinh bằng cách gọi 6 học sinh khác lên, sử dụng cây bằng nhựa đánh vào mông của em học sinh P.K.

Đến tối ngày 14-5, người thân của em K. đã gọi điện thoại thông báo vụ việc này cho thành viên ban giám hiệu nhà trường. Sáng ngày 15-5, phụ huynh và người thân của em K. đã đến trường, làm việc với lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm về sự việc này. Phụ huynh đã yêu cầu nhà trường cần làm việc lại với cô giáo chủ nhiệm, đảm bảo tâm lý cho tất cả học sinh cùng lớp trong giai đoạn chuẩn bị thi tốt nghiệp.

Lãnh đạo Trường THPT Nguyễn Thị Diệu cũng cho biết, phương pháp giáo dục của cô D. trong trường hợp này là không đúng. Trên cơ sở bản tường trình của cô D. về sự việc, nhà trường sẽ xem xét, áp dụng các hình thức xử lý đối với cô D. theo đúng với các quy định.

Đồng thời, nhà trường cũng sẽ cố gắng động viên tinh thần học tập của tất cả các học sinh lớp 12A1, nhất là củng cố mối quan hệ của giáo viên chủ nhiệm của lớp này và học sinh.

Có thể bạn quan tâm

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.