(GLO)- Từ nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông ở các xã, thị trấn. Các tuyến đường giao thông nông thôn từng bước được bê tông hóa, nhựa hóa đã tạo thuận lợi cho người dân đi lại, vận chuyển nông sản, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
(GLO)- Từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn. Nhờ đó, nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã và nội làng đã được bê tông hóa, tạo thành mạng lưới giao thông liên hoàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
(GLO)- Theo thông tin từ UBND huyện Krông Pa, giai đoạn 2021-2023 tổng nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 50,590 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương 35,742 tỷ đồng, ngân sách địa phương 4,818 tỷ đồng, vốn lồng ghép từ các chương trình dự án khác 9,550 tỷ đồng, vốn huy động khác 480 triệu đồng.
(GLO)- Xác định việc xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông là “chìa khóa” thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tạo đòn bẩy giảm nghèo nhanh, bền vững, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã ưu tiên nhiều nguồn lực đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông cho các xã vùng khó.
(GLO)- Với phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn. Nhiều tuyến đường liên thôn được bê tông hóa giúp người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận lợi hơn.
(GLO)- Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 có nhiều thay đổi so với giai đoạn trước khiến các địa phương gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Trong khi đó, đến nay, UBND tỉnh Gia Lai vẫn chưa thể ban hành Bộ tiêu chí nông thôn mới cấp xã.
(GLO)- Đối với người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai, sự hiện hữu của từng mét đường dân sinh chính là nỗi mong chờ lớn nhất. Nhiều tuyến đường kết nối đã xóa đi bao khó khăn, trắc trở lâu nay giúp đồng bào Jrai, Bahnar gầy dựng cuộc sống ấm no.
(GLO)- Từ nguồn kinh phí của Nhà nước cùng sự đóng góp của doanh nghiệp và người dân, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng cấp, làm mới hệ thống giao thông nông thôn. Đến nay, Chư Păh có 8/12 xã đạt chuẩn tiêu chí giao thông.
(GLO)- Trước đây, người dân thôn 1 (thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh) sinh sống ở các phường Diên Hồng, Hoa Lư, Hội Thương (TP. Pleiku). Sau ngày giải phóng miền Nam, thực hiện chủ trương giãn dân, họ tiên phong đến thôn 1 khai hoang, phục hóa đất đai, lập nghiệp, xây dựng quê hương mới. Đến nay, thôn 1 có 265 hộ với hơn 1.000 khẩu. Nhờ chăm lo làm ăn, đời sống người dân nơi đây ngày càng được cải thiện.
(GLO)- Huyện Kông Chro có hơn 266 km đường giao thông nông thôn, trong đó có 100 km đường bê tông xi măng, 3,6 km đường nhựa, 23 km đường cấp phối và 137 km đường đất.
(GLO)- Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, cán bộ, đảng viên xã Chư Mố (huyện Ia Pa) đã thể hiện được vai trò nêu gương, đi đầu làm cho dân thấy, dân tin và đồng thuận thực hiện.
(GLO)- Những năm qua, phong trào hiến đất làm đường giao thông nông thôn được người dân huyện Chư Pưh hưởng ứng. Nhờ đó, nhiều tuyến đường giao thông được nâng cấp, mở rộng; bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp.
(GLO)- Từ đầu năm đến nay, huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực được hơn 238 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
(GLO)- Hội Nông dân huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) vừa tổ chức hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân huyện lần thứ IV (nhiệm kỳ 2018-2023).
(GLO)- Sau 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, đến nay, huyện Ia Grai dẫn đầu cả tỉnh về phong trào xây dựng làng nông thôn mới (NTM) trong đồng bào dân tộc thiểu số với 19 thôn, làng đạt chuẩn NTM.
(GLO)- Chiều 9-4, UBND xã Yang Trung (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tổ chức lễ công bố quyết định công nhận làng Hle Hlang đạt chuẩn làng nông thôn mới năm 2020.