Giao ban công tác kiểm tra, giám sát khu vực miền Trung-Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 11-10, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổ chức hội nghị giao ban công tác kiểm tra, giám sát 9 tháng và triển khai nhiệm vụ chủ yếu 3 tháng cuối năm 2024 khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

z5918758732574-4c6b9f1104f4355f80cf7bc8e61e4ab3-8187.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Minh Quang phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đức Thụy

Các đồng chí: Nguyễn Minh Quang-Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Võ Thái Nguyên-Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương đồng chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí: Hồ Quốc Dũng-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định; Phạm Đại Dương-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên; đại diện Thường trực cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra các địa phương, đơn vị thuộc khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

Về phía lãnh đạo tỉnh Gia Lai có các đồng chí: Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

z5918112628658-56c02d54eabc5bdeada41c1f50f93d4c-3271.jpg
Bí Thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên phát biểu chào mừng hội nghị. Ảnh: Đức Thụy

Phát biểu chào mừng hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các đồng chí lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, lãnh đạo các vụ thuộc Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương và đại biểu các Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban Kiểm tra các Tỉnh ủy, Thành ủy thuộc khu vực miền Trung-Tây nguyên.

Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên cho biết: Gia Lai là vùng đất giàu tiềm năng, lợi thế để phát triển, với diện tích tự nhiên trên 15.510 km2 (đứng thứ hai cả nước sau tỉnh Nghệ An).

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức 2 hội nghị chuyên đề về lĩnh vực nội chính và đầu tư công; ban hành Chỉ thị số 17 ngày 20-9-2024 về “tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đối với việc phát hiện, xử lý hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp; chấn chỉnh, khắc phục tình trạng sợ trách nhiệm, né tránh, đùn đẩy, không dám làm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh”. Trong đó đã nêu rõ 4 biểu hiện, hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong giải quyết công việc và 14 biểu hiện, hành vi sợ trách nhiệm, né tránh, đùn đẩy, không dám làm.

Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên nhấn mạnh: Hội nghị giao ban công tác kiểm tra, giám sát 9 tháng và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024 khu vực miền Trung-Tây Nguyên là cơ hội để tỉnh Gia Lai và các địa phương, đơn vị trong khu vực cùng nhau thảo luận, chia sẻ, trao đổi những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

Từ kết quả của Hội nghị, tỉnh Gia Lai mong muốn sẽ có nhiều ý kiến bổ ích, xác đáng và thiết thực để Gia Lai học tập nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của Ủy ban Kiểm tra các cấp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ở địa phương.

z5918112373729-f8e063f128dfe3b6aa2c702cebc6c4c2-6192.jpg
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đức Thụy

Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Oanh-Vụ trưởng Vụ địa phương 5, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu rõ: Trong 9 tháng năm 2024, cấp ủy, tổ chức Đảng và Ủy ban Kiểm tra các cấp đã thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đồng thời, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện toàn diện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng, góp phần giữ vững kỷ cương, kỷ luật, đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Thực hiện Chương trình, kế hoạch công tác năm 2024, cấp ủy, Ban Thường vụ cấp ủy các cấp khu vực miền Trung-Tây Nguyên đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp; triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định, quyết định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.

Cùng với đó, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Kết luận số 34-KL/TW ngày 18-4-2022 của Bộ Chính trị về Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2030 và Kế hoạch số 52-KH/UBKTTW ngày 30-6-2024 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương; triển khai kế hoạch thực hiện Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27-10-2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng-chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.

z5918112875897-a03b1cdb1b77ee61a4b98415e1d7e1ae-6451.jpg
Chủ trì hội nghị gợi ý thảo luận. Ảnh: Đức Thụy

Trong 9 tháng năm 2024, cấp ủy, tổ chức Đảng và Ủy ban Kiểm tra các cấp đã tích cực chuẩn bị các điều kiện phục vụ đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030; kịp thời triển khai thực hiện toàn diện, hiệu quả chương trình công tác năm 2024.

Cùng với đó, thực hiện nghiêm túc công tác lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật đối với các tổ chức Đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm theo yêu cầu, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng-chống tham nhũng, tiêu cực và của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về các vụ án, vụ việc liên quan công tác phòng-chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó, thực hiện hoàn thành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với các dự án/gói thầu do Công ty AIC. Các địa phương khu vực miền Trung-Tây Nguyên đã tích cực khắc phục các nội dung yêu cầu tại các thông báo kết luận kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp ngày càng chất lượng. Qua kiểm tra, giám sát một số địa phương đã phát hiện tổ chức Đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm chuyển kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm đến mức phải thi hành kỷ luật.

Việc nắm tình hình, quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm chuyển biến tích cực; qua kiểm tra, kết luận trên 72% tổ chức Đảng, trên 81% đảng viên có vi phạm, khuyết điểm phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Việc xem xét, xử lý kỷ luật của các tổ chức Đảng có thẩm quyền cơ bản kịp thời, đảm bảo phương hướng, nguyên tắc, quy trình, thủ tục, thẩm quyền. Kiểm tra tài chính đã phát hiện, thu hồi và nộp ngân sách kịp thời số tiền sai phạm. Tập trung xử lý kịp thời đơn, thư tố cáo, phản ảnh, khiếu nại và những vấn đề bức xúc, nổi cộm tại địa phương, đơn vị. Chủ động xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2024.

z5918113261176-63c27a4f9d09d712cc8c7d58768d6947-2148.jpg
Đại biểu phát biểu thảo luận tại hội nghị. Ảnh: Đức Thụy

Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận và đề ra một số giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác kiểm tra, giám sát trong thời gian tới. Kết luận hội nghị đồng chí Nguyễn Minh Quang-Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng: Thời gian qua, cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp trên địa bàn các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên đã lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt các quy định của Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát, sửa đổi, bổ sung chương trình làm việc, xây dựng quy chế phối hợp.

Bên cạnh đó, hoàn thành công tác kiểm tra, giám sát theo chỉ đạo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về các gói thầu liên quan đến Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC), Việt Á… Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng tiêu cực Trung ương. Tăng cường giám sát thường xuyên, giám sát chuyên đề không để khiếu kiện tập trung ảnh hưởng đến sự phát triển của các địa phương.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Chủ nhiệm ủy Ban Kiểm Trung ương đề nghị cấp ủy, tổ chức Đảng và Ủy ban Kiểm tra các cấp nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu triển khai hiệu quả chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát. Rà soát các kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng tiêu cực Trung ương đã ban hành, tập trung kiểm tra, chuyển cơ quan điều tra truy những vụ việc.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhấn mạnh: “Song song với công tác rà soát nhân sự chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp, các địa phương, đơn vị cần tập trung khắc phục những tồn tại, thiếu sót mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã nêu trong các kết luận, thông báo. Ngành Kiểm tra chuẩn bị tốt nhân sự cho nhiệm kỳ tới, tiến hành luân chuyển đội ngũ cán bộ của ngành theo quy định. Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao đội ngũ cán bộ ngành Kiểm tra. Khi có kết luận kiểm tra phải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để đội ngũ cán bộ, đảng viên được biết để làm tốt công tác giáo dục răn đe".

Có thể bạn quan tâm

Huyện Đak Pơ thăm hỏi, tặng quà Đội K52. Ảnh: Ngọc Minh

Lãnh đạo huyện Đak Pơ thăm, tặng quà Đội K52

(GLO)- Chiều 8-10, ông Nguyễn Trường-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đak Pơ làm trưởng đoàn đến thăm hỏi, tặng quà Đội K52 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ tại tổ 4, thị trấn Đak Pơ từ ngày 30-9 đến nay.

Đăk Tơ Ver chuyển mình phát triển

Đăk Tơ Ver chuyển mình phát triển

(GLO)- Xã Đăk Tơ Ver (huyện Chư Păh) đã triển khai các dự án hỗ trợ nhà ở, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ phát triển sản xuất, góp phần nâng cao đời sống người dân và thay đổi diện mạo nông thôn.

Đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

Đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

(GLO)-Triển khai thực hiện Nghị quyết số 111/2024/QH15, UBND tỉnh vừa có Tờ trình số 2289/TTr-UBND trình HĐND tỉnh về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước năm 2024 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Kiểm tra chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số tại Gia Lai

Kiểm tra chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 2-10, đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do đồng chí Y Vinh Tơr-Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai về tình hình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Ia Pa hỗ trợ sinh kế giúp người dân vươn lên

Ia Pa hỗ trợ sinh kế giúp người dân vươn lên

(GLO)- Pờ Tó là xã đặc biệt khó khăn của huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Toàn xã có 1.930 hộ, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đến 56,4%. Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều hộ do không có đất sản xuất, thiếu vốn nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Ia Sao: Lan tỏa phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi

Ia Sao lan tỏa phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” tại xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có sức lan tỏa sâu rộng, phát huy tính năng động, sáng tạo của hội viên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.