'Giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chuyên gia Nga nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Chuyên gia Ksenia Kuzmina trong buổi trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN. (Ảnh: Hồng Quân/TTXVN)
Chuyên gia Ksenia Kuzmina trong buổi trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN. (Ảnh: Hồng Quân/TTXVN)


Chuyên gia Ksenia Kuzmina, Giám đốc chương trình châu Á-Thái Bình Dương của Hội đồng các vấn đề đối ngoại của Nga (RIAC), đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS-1982).

Đồng thời, chuyên gia này cũng cho rằng cần phối hợp chặt chẽ, tăng cường đối thoại và hợp tác, trao đổi thông tin để xây dựng và củng cố lòng tin giữa các bên.

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Moskva, chuyên gia Ksenia Kuzmina cho rằng việc thông qua bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc pháp lý hoặc thỏa thuận về tránh va chạm trên biển với sự tham gia của nhiều bên là cần thiết, trong bối cảnh tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, các nước phải đối mặt với nhiều thách thức chung trong đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải, đấu tranh chống tội phạm có tổchức trên biển...

Chuyên gia Ksenia cho rằng cần triển khai các cơ chế trao đổi thông tin đầy đủ và kịp thời, đồng thời cần xây dựng và củng cố lòng tin thông qua hoạt động trao đổi giữa giới quân sự, lực lượng bảo vệ bờ biển cũng như giới chuyên gia trong lĩnh vực ngư nghiệp để các lực lượng này ứng xử một cách có trách nhiệm.

Ngoài ra, tất cả các nước cần kiềm chế, tránh các hành động khiêu khích làm phức tạp thêm tình hình, có thể dẫn đến xung đột hoặc những hậu quả không thể kiểm soát được.

Nói về vai trò của Nga, chuyên gia Ksenia cho rằng Nga ủng hộ giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, thông qua các công cụ chính trị, pháp lý, ngoại giao, trên cơ sở các thỏa thuận quốc tế hiện có, trong đó có UNCLOS-1982.

Nga sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong vấn đề tránh va chạm, bảo vệ môi trường biển, đa dạng sinh học, góp phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực...

Giám đốc chương trình của RIAC đánh giá cao quy mô và ý nghĩa của Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 12 do các đồng nghiệp Việt Nam vừa tổ chức, cho rằng trong bối cảnh tình hình Biển Đông còn diễn biến phức tạp, hội thảo đã góp phần tạo ra nền tảng tích cực, hữu ích giúp thúc đẩy lòng tin giữa các nước trong khu vực.

Chuyên gia khẳng định Hội thảo quốc tế về Biển Đông là một diễn đàn uy tín trên thế giới, một sự kiện quan trọng thu hút sự tham gia của không chỉ các đại diện đến từ các quốc gia trong khu vực ASEAN và châu Á, mà còn có giới chuyên gia, học giả, chính khách đến từ khắp các châu lục khác như châu Đại dương, châu Mỹ, châu Âu, trong đó có các đại diện của Liên bang Nga...

Chương trình hội thảo mang tính tổng thể, đề cập không chỉ đến các vấn đề chiến lược hay các tranh chấp lãnh thổ cụ thể, mà còn thảo luận một loạt các chủ đề mang tính thực tiễn cao, trong đó có phiên “Xây dựng các quy tắc ứng xử để tránh va chạm tại Biển Đông” mà chuyên gia Ksenia Kuzmina đã tham gia.

Theo Hồng Quân (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.