Giải pháp phòng ngừa bạo lực học đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bạo lực học đường không phải là vấn đề mới nhưng thời gian gần đây có xu hướng tăng lên, tính chất phức tạp. Một bộ phận học sinh chưa nhận thức về các hành vi đúng đắn, thích thể hiện bản thân thái quá, thiếu khả năng kiềm chế và cách ứng xử không đúng với những mâu thuẫn nhỏ trong cuộc sống. Bạo lực học đường để lại nhiều hậu quả nặng nề về cả mặt thể chất, tinh thần và tâm lý.
Theo số liệu thống kê từ đường dây nóng của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em cho thấy, bạo hành đối với trẻ em trong gia đình tăng gấp 3 lần, tại cộng đồng tăng 7 lần, tại trường học tăng 13 lần so với 10 năm về trước. Những địa phương xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em nhất là: Hà Nội, Đồng Nai, Đak Lak, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bắc Giang... Hiện nay, bạo hành trong nhà trường diễn ra dưới nhiều hình thức như: Giáo viên thực hiện với học sinh, học sinh với học sinh, giáo viên bị học sinh hành hung và có những trường hợp học sinh bị bậc phụ huynh hành hung.
Tranh minh họa
Tranh minh họa
Theo thống kê của Bộ Giáo dục-Đào tạo, năm học 2009-2010 cả nước có 1.598 vụ việc học sinh đánh nhau trong nhà trường và ngoài nhà trường. Các nhà trường đã khiển trách 881, cảnh cáo 1.558 và buộc thôi học có thời hạn với 735 học sinh. Cứ 10.000 học sinh thì có 1 học sinh bị kỷ luật, khiển trách, 5.555 học sinh bị cảnh cáo; 11.111 học sinh thì có 1 học sinh bị thôi học có thời hạn vì đánh nhau.
Tình trạng bạo lực học đường không những để lại hậu quả rất nghiêm trọng đối với nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến xã hội, nhà trường và gia đình.
Phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bạo lực trong học đường không phải là một vấn đề dễ vì vậy cần phải có sự phối hợp tích cực giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể giáo dục và nhà trường, gia đình. Không nên để tình trạng gia đình đổ tội cho nhà trường, nhà trường lại đổ lỗi về phía xã hội. Vì vậy cần phải có sự phối hợp giữa ba mô hình gia đình- nhà trường- xã hội.
Trước hết, học sinh cần phải biết xây dựng kỹ năng, giá trị sống cho bản thân, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác. Bản thân học sinh cũng cần phải xác định rõ mục tiêu lý tưởng sống cho mình, biết trân trọng danh dự chính mình, tức là biết những hành động đúng sai. Cần rèn luyện đạo đức, kỹ năng, nhân cách làm người. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần có sự quan tâm tới con cái nhiều hơn, quan tâm tới mối quan hệ bạn bè của con nhưng không phải là sự áp đặt mà cần có những cuộc nói chuyện với con như những người bạn, tâm sự, chia sẻ với con mọi chuyện, nhất là những em đang trong lứa tuổi dậy thì. Cha mẹ chính là tấm gương để con học tập và noi theo nên cũng cần phải có những hành động trước con trẻ một cách đúng đắn.
Về phía nhà trường cần chú trọng công tác giáo dục đạo đức, nhân cách hơn nữa, phải hiểu rõ tâm- sinh lý của học sinh. Bên cạnh đó cần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, rèn luyện các kỹ năng ứng xử, giảm tải các chương trình học thay vào đó là những giờ học ngoại khóa các hoạt động vui chơi, giao lưu bổ ích cho học sinh.
Cần phát triển mô hình tư vấn tâm lý cho học sinh trong các nhà trường nhằm tư vấn và tháo gỡ kịp thời những khúc mắc, mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình giao tiếp. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện phát huy tính tích cực của học sinh, phát huy hơn nữa vai trò của giáo viên chủ nhiệm, đó là bám sát lớp để có những biện pháp can thiệp phù hợp khi có vấn đề xảy ra giữa các em.
Bùi Hữu Cường

Có thể bạn quan tâm

Bắt 13 đối tượng trong đường dây buôn ma túy số lượng lớn từ Lào, Sơn La về Thái Bình

Bắt 13 đối tượng trong đường dây buôn ma túy số lượng lớn từ Lào, Sơn La về Thái Bình

Bộ Công an vừa có Thư khen gửi Công an tỉnh Thái Bình về thành tích đấu tranh triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy xuyên quốc gia. Công an tỉnh Thái Bình bắt giữ, khởi tố 13 đối tượng, thu giữ tổng cộng hơn 43kg ma túy các loại cùng nhiều vật chứng khác.