Giai đoạn 2017-2021, huyện Chư Păh trồng được hơn 1.000 ha rừng tập trung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 19-7, đoàn giám sát do ông Nguyễn Đình Phương-Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn cùng các thành viên đã có buổi giám sát công tác trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2021 tại huyện Chư Păh.

Đoàn giám sát làm việc với UBND huyện Chư Păh. Ảnh: Nguyễn Diệp
Đoàn giám sát làm việc với UBND huyện Chư Păh. Ảnh: Nguyễn Diệp

Theo kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng, hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của huyện Chư Păh hiện nay là hơn 41.251 ha. Trong đó, diện tích đất có rừng hơn 26.560 ha, chiếm 64,39%; diện tích đất không có rừng hơn 14.690 ha. Diện tích rừng của huyện tập trung tại các Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Ly, Đông Bắc Chư Păh, Bắc Biển Hồ và các xã Hà Tây, Ia Khươl, Chư Đang Ya… quản lý, bảo vệ.

Giai đoạn 2017-2021, các lực lượng chức năng của huyện đã phát hiện, bắt giữ 89 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, cơ quan chức năng xử lý hành chính 75 vụ, xử lý hình sự 14 vụ. Tịch thu hơn 197 m3 gỗ tròn, xẻ các loại; 2 xe ô tô, 1 xe độ, 29 xe máy, thu nộp vào ngân sách nhà nước từ tiền phạt và bán tang vật vi phạm hơn 1 tỷ đồng.

Đặc biệt, từ năm 2017-2021, mặc dù huyện Chư Păh không có chỉ tiêu giao thực hiện trồng rừng tập trung song các ban quản lý rừng phòng hộ, doanh nghiệp được giao đất trồng rừng và người dân các xã đã trồng rừng tập trung được hơn 1.000 ha. Ngoài ra, huyện Chư Păh còn hỗ trợ các xã, thị trấn và các đơn vị khác hơn 1,9 tỷ đồng trồng hơn 316 ha cây phân tán.

Khảo sát thực tế rừng trồng tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ Ia Ly. Ảnh: Nguyễn Diệp
Đoàn công tác khảo sát thực tế rừng trồng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Ly. Ảnh: Nguyễn Diệp


Tại buổi giám sát, đại diện các ban quản lý rừng phòng hộ, một số xã có rừng của huyện Chư Păh đã nêu những khó khăn, bất cập trong trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng như: nguồn nhân lực quản lý, bảo vệ rừng còn thiếu, chế độ cho lực lượng quản lý bảo vệ rừng chuyên trách thấp. Diện tích đất trống quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp phân bổ rải rác vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở nên người dân không mặn mà trong trồng rừng. Nguồn kinh phí hỗ trợ đầu tư trồng rừng của nhà nước thấp… Huyện Chư Păh đã kiến nghị nâng mức hỗ trợ kinh phí để người dân đủ tiền mua cây giống và chăm sóc rừng trồng. Đề xuất cấp trên có chế độ chính sách cho lực lượng chuyên trách quản lý, bảo vệ rừng…

Sáng cùng ngày, đoàn giám sát đã đi giám sát thực tế tại tiểu khu 222 rừng trồng keo lai và tràm năm 2017 của Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Ly. Tại đây, tỷ lệ cây sống cao nhưng sinh trưởng phát triển kém. Đối với rừng thông 3 lá phòng hộ trồng từ năm 2018-2021, cây phát triển tốt phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương.

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng đoàn giám sát-nhấn mạnh: Huyện Chư Păh cần tính toán lại tỷ lệ độ che phủ của rừng. Bổ sung hoàn thiện báo cáo rõ ràng, cụ thể từng loại rừng, các ban quản lý rừng phòng hộ cần bổ sung diện tích rừng và đất lâm nghiệp. Cập nhật diện tích rừng trồng từng năm, quản lý bảo vệ rừng xử lý như thế nào, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và những đề xuất.

Riêng Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Ly cần đánh lại giá sự sinh trưởng, phát triển của gần 20 ha rừng keo lai trồng từ năm 2017 có phù hợp hay không, đề xuất kiến nghị khác để các cấp, ngành làm rõ… Đoàn giám sát cũng tiếp thu và ghi nhận những ý kiến của các xã để trình các cấp xem xét.
 

NGUYỄN DIỆP

 

Có thể bạn quan tâm

Lực lượng nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng xã Ia Kreng (huyện Chư Păh) tuần tra kiểm soát rừng. Ảnh: Lê Nam

Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng dịp Tết

(GLO)- Tết đến xuân về là dịp để mọi người người sum vầy, đoàn viên cùng người thân, gia đình. Song, với những người làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng thì ngày Tết họ lại càng phải tăng cường hơn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).

Người trồng hoa Tết thấp thỏm chờ giá tăng

Người trồng hoa Tết thấp thỏm chờ giá tăng

(GLO)- Nhờ gieo trồng đúng mùa và chăm sóc tỉ mỉ, những bông lay ơn, huệ, vạn thọ, cúc... đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, giá bán chỉ bằng một nửa so với mọi năm, các nhà vườn ở đây đang thấp thỏm mong chờ bán được giá cao những ngày sát Tết.

Gia đình ông Nguyễn Văn Vinh (làng Ia Sa) đã vươn lên làm giàu nhờ trồng mía. Ảnh: Đ.Y

Nông dân Hbông làm giàu từ cây mía

(GLO)- 7 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Hbông (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã vươn lên làm giàu từ cây mía. Trong đó, nhiều hộ trồng mía có thu nhập từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.