Giải Bơi học sinh phổ thông tỉnh Gia Lai: Nhiều bất ngờ thú vị

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Giải Bơi học sinh phổ thông toàn tỉnh lần thứ II-2020 đã kết thúc sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, quyết liệt. Ngoài số lượng vận động viên (VĐV) tham gia tăng vọt so với năm ngoái, giải lần này còn chứng kiến nhiều bất ngờ trên bảng tổng sắp toàn đoàn. 
Tăng vọt số đoàn và VĐV tham gia
Diễn ra trong ngày 3 và 4-11, Giải Bơi học sinh phổ thông toàn tỉnh lần thứ II do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức thu hút sự tham gia của 297 VĐV thuộc 27 đoàn là các Phòng GD-ĐT và trường học trên địa bàn tỉnh. Các VĐV thi đấu ở 32 nội dung để tranh 128 huy chương các loại. Cụ thể, khối Tiểu học thi bơi tự do 25 m, 50 m và bơi ếch 25 m, 50 m cá nhân nam/nữ; khối THCS thi bơi tự do 50 m, 100 m và bơi ếch 50 m, 100 m cá nhân nam/nữ lớp 6-7 và lớp 8-9; khối THPT thi bơi tự do 50 m, 100 m, 200 m và bơi ếch 50 m, 100 m cá nhân nam/nữ.
Theo thống kê của Ban tổ chức, giải năm nay tăng 15 đoàn và tăng 190 VĐV so với lần tổ chức đầu tiên. Đặc biệt, trong 297 VĐV dự giải có 74 em là người dân tộc thiểu số. Các đoàn tham gia đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về lực lượng.
Bà Nguyễn Thị Hoa-Trưởng phòng GD-ĐT huyện Phú Thiện-cho biết: “Trước giải khoảng nửa tháng, Phòng đã triệu tập 24 VĐV người dân tộc thiểu số đạt giải cao tại Hội khỏe Phù Đổng năm 2019 để tổ chức luyện tập, bồi dưỡng thêm kỹ năng. Sau thời gian luyện tập, chúng tôi chọn 19 em có thành tích tốt nhất trong các lần thi thử để lên tỉnh thi đấu”.
Ban tổ chức trao giải cho các VĐV đạt giải cao. Ảnh: Thiên Di
Ban tổ chức trao giải cho các VĐV. Ảnh: Thiên Di
Tương tự, ông Lê Tuấn Nhu-Phó Trưởng phòng GD-ĐT huyện Chư Sê-cho hay: “Đoàn Chư Sê tham gia thi đấu tại giải này gồm 30 em với mục tiêu bảo vệ danh hiệu nhì toàn đoàn đạt được tại Giải Bơi học sinh phổ thông toàn tỉnh lần thứ I-2019. Đây là những VĐV được tuyển chọn từ giải bơi cấp huyện năm 2020 và được bồi dưỡng thêm kỹ năng trước khi thi đấu giải tỉnh. Xét về số lượng VĐV thì Chư Sê chỉ xếp sau TP. Pleiku”.
Bất ngờ trên bảng tổng sắp toàn đoàn
Sự tăng vọt về số đoàn và VĐV tham dự cùng việc chuẩn bị chu đáo của các đơn vị tham gia đã giúp giải đấu nâng cao chất lượng chuyên môn và sức cạnh tranh. Qua đó, nhiều bất ngờ thú vị đã được tạo ra. Một trong những bất ngờ lớn nhất của giải là sự vươn lên mạnh mẽ của huyện Phú Thiện. Dù lần đầu tiên tham gia giải nhưng các VĐV của đơn vị này đã thi đấu rất tự tin, xuất sắc đánh bại nhiều đối thủ mạnh để giành 17 huy chương các loại. Thành tích này đã giúp Phòng GD-ĐT huyện Phú Thiện giành giải nhì toàn đoàn ở khối Tiểu học và giải ba toàn đoàn khối THCS.
Là gương mặt nổi bật của đoàn huyện Phú Thiện tại giải lần này, VĐV Siu Khuyên (Trường Tiểu học Phan Chu Trinh) phấn khởi nói: “Từ nhỏ, em đã được các anh chị trong làng dạy bơi ở kênh mương gần nhà. Sau này, được các thầy cô dạy thêm cho nhiều kỹ thuật nên em bơi tốt hơn. Lúc gần thi, em thấy run lắm vì biết đối thủ được dạy bơi bài bản trong hồ từ lúc nhỏ. Nhưng được các thầy động viên, em đã tự tin và cố gắng thi đấu hết sức. Em thấy rất vui khi giành được huy chương vàng và bạc ở giải này”.
VĐV xuất phát chặng đua 100m bơi tự do khối THPT. Ảnh: Thiên Di
VĐV xuất phát chặng đua 100 m bơi tự do khối THPT. Ảnh: Thiên Di
Một bất ngờ khác ở giải lần này là việc đoàn VĐV TP. Pleiku với lực lượng hùng hậu đã xuất sắc vươn lên vị trí nhất toàn đoàn cả khối Tiểu học và khối THCS. Ở chiều ngược lại, việc đoàn VĐV Trường Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương (đơn vị giành giải nhất toàn đoàn khối Tiểu học và khối THCS ở giải năm ngoái) bị “đánh văng” ra khỏi 3 vị trí dẫn đầu trên bảng tổng sắp toàn đoàn tại giải lần này cũng là một “cú sốc” với nhiều người. 
Nếu như ở khối Tiểu học và THCS, vị trí dẫn đầu toàn đoàn có sự thay đổi thì ở khối THPT, điều đó đã không xảy ra. Bất chấp sự vươn lên mạnh mẽ của các đối thủ, Trường THPT Phan Bội Châu (TP. Pleiku) vẫn xuất sắc bảo vệ ngôi nhất toàn đoàn đã giành được ở giải năm ngoái, xếp trên Trường THPT Chi Lăng (TP. Pleiku, giải nhì) và Trường THPT chuyên Hùng Vương (giải ba). 
Đánh giá về giải bơi năm nay, ông Mai Văn Sơn-Trưởng phòng Giáo dục Trung học (Sở GD-ĐT), Phó Trưởng ban tổ chức giải-cho biết: Giải năm nay có sự vượt trội so với lần đầu cả về số lượng đoàn, VĐV tham gia lẫn chất lượng chuyên môn. Đặc biệt, tại giải lần này có 74 VĐV người dân tộc thiểu số tham gia thi đấu và đã thể hiện được trình độ chuyên môn rất tốt. Các VĐV thi đấu tại giải lần này có nhiều tiến bộ hơn trước.
THIÊN DI

Có thể bạn quan tâm

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.

Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

(GLO)-

Rạng sáng 15-9, hơn 1.500 chân chạy đã đồng hành trong giải chạy thiện nguyện “Nâng bước em đến trường”. Các runner không chỉ được thỏa sức chinh phục cung đường đẹp như mơ của huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai), mà hơn cả còn chung tay tiếp sức cho các em học sinh vùng khó.

Lớp học chạy bộ miễn phí của cô giáo làng

Lớp học chạy bộ miễn phí của cô giáo làng

(GLO)- Trong làng chạy bộ Gia Lai, Nguyễn Thị Duyên (SN 1990, thôn Chư Đông, xã Chư Gu, huyện Krông Pa) là vận động viên cừ khôi với nhiều thành tích đáng nể. Không những vậy, cô giáo làng còn mở lớp dạy chạy bộ miễn phí với mong muốn thắp lên niềm đam mê cho các em nhỏ vùng “chảo lửa” Krông Pa.
Khánh thành Sân thể thao cộng đồng xã Ia Ko

Khánh thành Sân thể thao cộng đồng xã Ia Ko

(GLO)- Ngày 29-8, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Tây Nguyên chi nhánh Gia Lai, Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam huyện Chư Sê khánh thành Sân thể thao cộng đồng xã Ia Ko (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai).
Năng lượng lành từ yoga

Năng lượng lành từ yoga

(GLO)- Lợi ích của tập yoga ngày càng được mọi người nhận thức đầy đủ hơn, bộ môn này vì vậy càng có điều kiện phổ biến rộng rãi tại Gia Lai. Và, không ít người đón nhận năng lượng lành từ yoga.
Giải Bóng đá mang đậm tính nhân văn

Giải Bóng đá mang đậm tính nhân văn

(GLO)-

Từ 23 đến 25-8, tại sân bóng đá mini Diên Hồng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra Giải Bóng đá từ thiện Cúp “Áo ấm cho em” lần thứ II năm 2024. Không chỉ là sân chơi thể thao bổ ích, giải còn là dịp kết nối những tấm lòng để hướng đến học sinh vùng khó trước thềm năm học mới.

Go Swimming: Nơi ươm mầm tài năng bơi lội ở phố núi

Go Swimming nơi ươm mầm tài năng bơi lội ở phố núi

(GLO)- Tuy mới được thành lập nhưng Câu lạc bộ (CLB) Go Swimming đã trở thành nơi ươm mầm những tài năng bơi lội ở phố núi Pleiku. Hai “kình ngư nhí” của CLB vừa xuất sắc mang về 3 huy chương vàng tại Giải Bơi cứu đuối thanh thiếu nhi “Đường đua xanh” toàn quốc năm 2024.