Giá tiêu trong nước biến động thất thường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giá tiêu trong tuần tăng giảm liên tục và được cảnh báo ẩn chứa nhiều rủi ro cho nông dân.
 

Giá tiêu biến động thất thường - Ảnh: VPA
Giá tiêu biến động thất thường - Ảnh: VPA


Theo trang tintaynguyen, giá tiêu ngày cuối tuần hầu như đi ngang. Cụ thể tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 72.000 đồng/kg. Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu đứng ở mức 70.500 đồng/kg. Nhưng trong tuần thậm chí có nơi trên địa bàn tỉnh này giá tiêu rơi xuống dước 70.000 đồng/kg. Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu ở mức 71.000 đồng/kg và tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giá tiêu ở mức 74.000 đồng/kg... Giá tiêu cuối tuần cũng không thay đổi so với đầu tuần. Nhưng trong giữa tuần có phiên giá sản phẩm này đồng loạt giảm từ 500 - 1.000 đồng/kg và sau đó hồi phục trở lại. Thậm chí trong những phiên giá tiêu tại Ấn Độ vẫn đi lên thì giá trong nước lại biến động ngược chiều, sau khi đã tăng nóng trong tháng 3 vừa qua.

Vụ tiêu năm nay giá tăng tốt giúp bà con nông dân có lợi nhuận. Mặc dù vậy, thị trường tăng nóng trong tháng 3 được Hiệp hội hồ tiêu nhận định là do tình trạng đầu cơ găm hàng tích trữ của thương lái và đại lý. Từ đó khiến hoạt động xuất khẩu tiêu của nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng và phải mua tiêu từ nước ngoài. Khi đó, Hiệp hội hồ tiêu đã đưa ra khuyến cáo người trồng tiêu cần cân nhắc việc bán hàng đúng thời điểm hiệu quả, không vay vốn để trữ hàng nhằm tránh rủi ro khi thị trường giá xuống. Sau đợt tăng nhanh chóng chạm ngưỡng 80.000 đồng/kg thì giá tiêu ngay lập tức quay đầu. Trong 2 tuần gần đây, giá tiêu có xu hướng giảm nhẹ, dao động trong khoảng 71.000 - 76.000 đồng/kg. Trạng thái giá tiêu hiện nay đang diễn biến theo đường xoắn ốc, khó dự báo và giao dịch cũng không mạnh.

Ngay đầu năm nay, việc dự báo sản lượng tiêu sụt giảm là nguyên nhân đẩy giá tiếp tục neo ở mức cao. Những vùng bắt đầu thu hoạch sớm ngay sau tết đã có một số kết thúc vụ tiêu năm nay. Sản lượng nhìn chung là giảm đúng theo dự đoán nhưng con số cụ thể thì chưa chắc chắn. Do vậy, vẫn phải chờ kết thúc vụ tiêu thị trường mới có con số chính xác về sản lượng năm nay.

Theo AN YẾN (TNO)
 

Có thể bạn quan tâm

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.