Giá tiêu hôm nay 14/4: Việt Nam đã nhập bao nhiêu tấn hạt tiêu, nước nào đứng số 1 "ăn" hồ tiêu Việt?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giá tiêu hôm nay 14/4 tại các vùng trồng tiêu quan trọng không đổi, thị trường giao dịch trầm lắng. Trong quý 1/2021, Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hạt tiêu số 1 của Việt Nam, đạt 13.933 tấn, tăng 0,8% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, 3 tháng đầu năm nước này đã nhập 11.506 tấn tiêu của Việt Nam.
 


Giá tiêu trong nước trầm lắng

Theo ghi nhận của PV, giá tiêu hôm nay tại các vùng nguyên liệu tiếp tục trầm lắng. Giá tiêu cao nhất hiện nay ghi nhận được tại Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu), được thu mua ở mức 74.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước duy trì ổn định ở mức 73.000 đồng/kg; tại Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu đạt bình quân 72.000 đồng/kg.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, giá tiêu tại thị trường trong nước tăng đột biến trong tháng 3. Tính chung quý I/2020, giá tiêu trong nước biến động tăng với mức tăng từ 16.000 – 18.500 đồng/kg. Nguyên nhân giá hạt tiêu tăng do nguồn cung giảm trong khi nhu cầu có khởi sắc.


 

Nông dân Đắk Lắk đang bước vào cuối vụ thu hoạch tiêu. Ảnh: Duy Hậu
Nông dân Đắk Lắk đang bước vào cuối vụ thu hoạch tiêu. Ảnh: Duy Hậu


Một số chuyên gia cũng nhận định, nếu giá tiêu vẫn neo trên mốc 70.000 đồng/kg như hiện nay thì thị trường có thể sẽ biến động trong cuối tháng 4. Đó cũng là thời điểm bà con nông dân kết thúc vụ thu hoạch tiêu, sản lượng tiêu sẽ dồi dào hơn so với đầu vụ.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) ước tính, sản lượng hạt tiêu của Việt Nam năm nay chỉ đạt khoảng 170.000 - 180.000 tấn, giảm 25 - 30% so nhiều vùng trồng tiêu mất mùa, giảm năng suất, chết do dịch bệnh...

 

Mỹ đứng số 1 về nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam

Cũng theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trên thị trường xuất khẩu, trong 3 tháng đầu năm 2021 Việt Nam đã xuất khẩu được 61.621 tấn, trị giá đạt 180 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2020, số lượng hạt tiêu xuất khẩu giảm 23,4% nhưng kim ngạch tăng 2,2%.

Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam, lượng nhập khẩu đạt 13.933 tấn, tăng 0,8% so với cùng kỳ. Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc nhập 11.506 tấn tiêu từ Việt Nam, giảm 2,9%.

 

Sản lượng hạt tiêu của Việt Nam năm nay chỉ đạt khoảng 170.000 - 180.000 tấn. Ảnh: T.L
Sản lượng hạt tiêu của Việt Nam năm nay chỉ đạt khoảng 170.000 - 180.000 tấn. Ảnh: T.L


Một số thị trường có lượng nhập khẩu tiêu từ Việt Nam tăng như Ả Rập, Hà Lan, Anh, Ireland, Canada,… Trong khi, một số thị trường lại giảm nhập khẩu như Pakistan, Ấn Độ, Đức, Thái Lan, Philippines, Hàn Quốc,…

Đứng đầu nhập khẩu tiêu trắng của nước ta là Hà Lan, Mỹ, Đức và Trung Quốc. Theo VPA, Olam vươn lên trở thành doanh nghiệp xuất khẩu đứng đầu trong 3 tháng đầu năm 2021, với lượng xuất khẩu đạt 4.896 tấn, tuy nhiên so với cùng kỳ giảm 6%. Được biết, Olam là tập đoàn kinh doanh nông sản và thực phẩm hàng đầu thế giới, trụ sở tại Singapore. Từ năm 2004, Olam bắt đầu thu mua hồ tiêu của Việt Nam để xuất khẩu.

Tiếp theo là Nedspice, xuất khẩu đạt 4.731 tấn, tăng 19,4%; Trân Châu xuất khẩu 4.019 tấn, giảm 54,3%. Một số doanh nghiệp có lượng xuất khẩu tăng như Liên Thành, Gia vị Sơn Hà, Intimex Group, Harris Freeman, Unispice, Expo Commodities.

Xuất khẩu nhiều tiêu trắng nhất hiện nay là các doanh nghiệp: Nedspice, Olam, Phúc Lợi, Liên Thành, Trân Châu, Phúc Sinh, Phúc Thịnh,… Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu hiện đạt khoảng 5.330 USD/tấn.
Việt Nam đã nhập khẩu bao nhiêu tấn hạt tiêu?

Mặc dù là quốc gia chiếm tới gần 60% sản lượng hồ tiêu xuất khẩu toàn cầu (năm 2020), song hàng năm Việt Nam vẫn nhập khẩu một lượng hạt tiêu nhất định.

Theo thống kê sơ bộ của VPA, trong quý 1/2021, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã nhập khẩu 8.143 tấn hạt tiêu từ một số thị trường. Trong đó, nhập khẩu tiêu đen 5.731 tấn, tiêu trắng 2.412 tấn. So với cùng kỳ năm 2020, lượng nhập khẩu tăng 5,8%.

Indonesia và Brazil là 2 quốc gia xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất vào Việt Nam, chiếm 81,8% tổng lượng nhập khẩu. Đáng chú ý là lượng nhập khẩu hồ tiêu chính ngạch từ Campuchia tăng tới 238,5%, đạt 606 tấn.

Olam là doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất, song doanh nghiệp này cũng nhập khẩu nhiều hạt tiêu nhất trong quý 1, đạt 3.155 tấn, chiếm 38,8% tổng lượng nhập khẩu và so cùng kỳ tăng 7,3%.

Tiếp theo là Harris Freeman nhập khẩu 820 tấn, giảm 21,5%. Gia vị Sơn Hà nhập khẩu lớn thứ 3 và có lượng nhập khẩu tăng đột biến 286,8% đạt 789 tấn.

Hiện, Indonesia đang là nhà cung cấp tiêu trắng lớn nhất cho Việt Nam với 2.403 tấn, chiếm 99,6% tổng lượng nhập khẩu tiêu trắng của Việt Nam.



https://danviet.vn/gia-tieu-hom-nay-14-4-viet-nam-da-nhap-bao-nhieu-tan-hat-tieu-nuoc-nao-dung-so-1-an-ho-tieu-viet-20210413121026107.htm

Theo Thiên Ngân (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.