Giá tiêu hôm nay 14/3: Tăng dựng đứng, nhiều người quay lại với "vàng đen", chuyên gia lưu ý bài học này

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việt Nam đang bước vào mùa thu hoạch tiêu trong bối cảnh giá tiêu hôm nay tăng liên tục. Riêng trong ngày 13/3, giá tiêu đã tăng thêm 2.500 đồng/kg, lên mức 72.500 đồng/kg ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Một số chuyên gia cho rằng, đã lâu lắm rồi thị trường hạt tiêu-"vàng đen" mới sôi động, thu hút nhiều quan tâm như hiện nay.

Theo ghi nhận của PV Dân Việt, giá tiêu hôm nay tại khu vực Đông Nam Bộ đang cao nhất cả nước. Trong đó tại huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu), giá tiêu đạt bình quân 72.500 đồng/kg, tăng 2.500 đồng/kg so với ngày 12/3. Giá tiêu tại Bình Phước cũng tăng lên 71.500 đồng/kg.

Tại Tây Nguyên, giá tiêu hôm nay cũng đang "nóng" từng ngày, dao động phổ biến từ 68.000 - 70.500 đồng/kg.

Nếu so với đầu tháng 3/2021, giá tiêu hôm nay đã tăng "dựng đứng" (ngày 1/3 giá tiêu dao động từ 54.000 - 56.000 đồng/kg). Tức chỉ trong 2 tuần, giá hồ tiêu tại thị trường trong nước đã tăng khoảng 15.000 - 16.000 đồng/kg, đạt mức cao kỉ lục trong suốt 2 năm qua.

 

Chỉ trong 2 tuần, giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đã tăng khoảng 15.000 - 16.000 đồng/kg, đạt mức cao kỉ lục trong suốt 2 năm qua. Ảnh: M.H
Chỉ trong 2 tuần, giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đã tăng khoảng 15.000 - 16.000 đồng/kg, đạt mức cao kỉ lục trong suốt 2 năm qua. Ảnh: M.H


Trước tình hình giá tiêu tăng "nóng", nhiều người cho rằng đây là cơ hội vàng để bà con trồng tiêu gỡ gạc lại mấy năm thất bát, nhất là khi giá tiêu hồi năm 2020 có thời điểm xuống đáy dưới 40.000 đồng/kg.
 

Theo tính toán của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), bình quân giá thành sản xuất 1kg hồ tiêu ở Tây Nguyên là 45.000 đồng/kg, còn ở Đông Nam Bộ là 49.000 đồng/kg. Như vậy, với giá tiêu hôm nay, thì những hộ trồng tiêu lâu năm có thể thu lời đến hơn 20.000 đồng/kg.

Ông Phạm Văn Hanh, ở xã Đăk N'Drung (Đăk Song, Đăk Nông) cho biết, với 6ha hồ tiêu, năm nay gia đình ông thu được 14 tấn hạt tiêu. Vài ngày trước ông bán tiêu với giá 60.000 đồng/kg, thu về 800 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lợi nhuận đạt khoảng 500 triệu đồng.

Trong khi cũng với diện tích 6ha hồ tiêu này, năm ngoái gia đình ông thu lãi 20 triệu đồng vì giá tiêu quá rẻ, chỉ được 36.000 đồng/kg.

 

 Nông dân Gia Lai phấn khởi đẩy nhanh thu hoạch tiêu khi giá tiêu liên tục tăng. Ảnh: Trần Hiền
Nông dân Gia Lai phấn khởi đẩy nhanh thu hoạch tiêu khi giá tiêu liên tục tăng. Ảnh: Trần Hiền


Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, không phải ai cũng được hưởng lợi nhờ giá tiêu tăng dựng đứng như hiện nay. Khoảng 2 năm trước, hàng loạt hộ nông dân trồng tiêu - loài cây từng được ví là "vàng đen" lâm cảnh nợ nần, phá sản vì giá tiêu lao dốc và dịch bệnh hoành hành. Đây chính là hệ quả của tình trạng cung vượt cầu, do diện tích trồng tiêu tăng chóng mặt giai đoạn 2016 - 2017.

Lúc đó, nhiều nông dân lỗ nặng, không thể giữ lại vườn tiêu, phải bán cả trụ tiêu lẫn đất để trả nợ. Những hộ còn tiêu thì cũng có suy nghĩ khác về cây "vàng đen", giảm đầu tư chăm sóc, hoặc phá bớt trồng xen cà phê, cây ăn quả. Nhiều vườn tiêu cằn cỗi, còi cọc chết dần vì thiếu bàn tay đầu tư...

Nhưng bây giờ đã khác, không khí phấn khởi đang lan rộng ra khắp các vùng trồng tiêu vì bà con đã có lãi. Trên các trang mạng xã hội, nhiều người cho biết đang cần tìm mua trụ tiêu, hoặc mua giống tiêu để tái đầu tư trở lại.

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư kí Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) nhận định: Giá tiêu tăng trở lại như hiện nay cũng là theo quy luật của thị trường. Sản lượng giảm mà cầu tăng thì ắt giá tiêu sẽ tăng lên.

Nếu thị trường tiếp tục diễn biến tốt, sẽ có nhiều hộ quay lại với cây tiêu. Những hộ đang còn tiêu thì sẽ quan tâm vực dậy vườn tiêu.

"Tuy nhiên, tôi cho rằng trồng tiêu bây giờ không như ngày xưa nữa, phải rút kinh nghiệm từ bài học của những năm vừa rồi. Nhiều khu đất trồng tiêu trước đây do lạm dụng phân bón, thuốc phòng trị bệnh hoá học dẫn tới bị thoái hoá, nhiễm độc. Do đó, nếu quay lại với cây tiêu, đầu tiên bà con phải chọn đất phù hợp, không nên tái canh trên vườn tiêu đã nhiễm bệnh. Tốt nhất nên trồng xen, có thể xen với cà phê, một số cây ăn quả khác" - ông Bính nói.

Thứ hai, theo ông Bính phải chọn giống tiêu tốt. Thứ ba, phải đi theo hướng trồng sạch, hữu cơ. Nếu bón phân hoá học càng nhiều, phun thuốc hoá học càng nhiều thì cây tiêu càng dễ bị sâu bệnh, đất đai dần dần sẽ bị "ngộ độc".

Nên trồng tiêu trên cây trụ sống, để cỏ trong vườn, không cần làm sạch cỏ. Thêm vào đó, trồng tiêu bây giờ không cần đào bồn mà ngược lại, đắp mô cho gốc, kết hợp sử dụng các công nghệ tưới, chăm sóc bón phân phù hợp, tiết kiệm…

 

Mặc dù giá tiêu liên tục lập kỉ lục mới nhưng trên thị trường, giao dịch mua bán hồ tiêu chưa sôi động do bà con có tâm lý trữ hàng chờ giá lên cao hơn nữa. Ngay cả các đại lý có thu mua được hàng cũng chưa vội bán ngay cho các công ty xuất khẩu. Ước tính với tốc độ thu hoạch như hiện nay, khoảng 40 ngày nữa mùa hái tiêu tại các vùng nguyên liệu sẽ kết thúc.


https://danviet.vn/gia-tieu-hom-nay-14-3-tang-dung-dung-nhieu-nguoi-quay-lai-voi-vang-den-chuyen-gia-luu-y-bai-hoc-nay-20210314003416901.htm
 

Theo Thiên Hương (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.