Gia Lai:Trên 1.000ha cây trồng có khả năng bị thiệt hại do thiếu nước tưới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 1-3, ông Nguyễn Văn Tỉnh- Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) dẫn đầu đoàn công tác đã kiểm tra phòng- chống hạn hán và đảm bảo an toàn hồ đập, thủy lợi tại tỉnh Gia Lai. Đoàn đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai; Nhà máy thủy điện An Khê- Kanát và huyện Kbang, tỉnh Gia Lai...
Sau khi kiểm tra trực tiếp tại hồ Kanak (công trình Thủy điện An Khê- Kanak), ông Nguyễn Văn Tỉnh cho rằng, trong bối cảnh lượng nước giảm như hiện nay, ngành nông nghiệp tỉnh và ngành điện cần phối hợp với nhau một cách hiệu quả trong việc điều tiết nước hợp lý; xả nước theo nhu cầu của vùng hạ du. Đồng thời, phải tính toán hợp lý để giảm ảnh hưởng đến hoạt động các Công ty thủy điện. Đặc biệt, khi xảy ra tình trạng cạn kiệt nguồn nước, các hồ thủy điện phải ưu tiên nguồn nước cho sinh hoạt, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Các cơ quan liên quan cần theo dõi sát sao dự báo tình hình mưa và hạn hán để có phương án xử lý kịp thời. Cần khoanh vùng các khu vực có khả năng xảy ra hạn hán cao để khuyến cáo nông dân trong sản xuất nông nghiệp, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra. 
Kiểm tra thực tế hồ Kanak. Ảnh: Nguyễn Diệp
Kiểm tra thực tế hồ Kanak. Ảnh: Nguyễn Diệp
“Riêng với các hồ thủy điện Kanak, từ ngày 1-3 đến ngày 20-3, lượng nước còn nhiều, ban ngày xả 6 m3/s, ban đêm 4 m3/s; từ ngày 21-3  đến ngày 30-4, lượng nước ít, cần phải giảm lượng xả còn 4m3/s. Tùy tình hình thực tế cần điều chỉnh lượng nước xả, thậm chí có thể giảm lượng nước xả hơn nữa. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp làm việc với 8 huyện, thị xã của tỉnh thuộc vùng hạ du sông Ba để có phương án sử dụng nguồn nước các hồ thủy điện một cách hiệu quả”-Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Nguyễn Văn Tỉnh nhấn mạnh. 
Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn, thời gian tới, nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài và không có mưa, nhiều khả năng sẽ có trên 1.000 ha cây trồng các loại trên địa bàn tỉnh bị hạn. 
                          Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nâng tầm giá trị hạt cà phê

Nâng tầm giá trị hạt cà phê

(GLO)- Minh bạch đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra, từng bước nâng tầm giá trị hạt cà phê là hướng đi của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã ở Gia Lai để xây dựng ngành hàng cà phê bền vững, vươn tới các thị trường khó tính.

Nay Yer: Người uy tín làm kinh tế giỏi

Nay Yer: Người uy tín làm kinh tế giỏi

(GLO)- Những năm qua, ông Nay Yer (buôn Mi Hoan, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) luôn được bà con yêu mến, tin tưởng. Bởi lẽ, ông là điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế và thường xuyên vận động, hướng dẫn bà con học tập làm theo.
Phú Thiện trao “cần câu” cho hộ nghèo

Phú Thiện trao “cần câu” cho hộ nghèo

(GLO)- Triển khai thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, trong năm 2023, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã hỗ trợ 53 con bò sinh sản cho các hộ nghèo, cận nghèo.

Cây cà phê bén đất Ayun

Cây cà phê bén đất Ayun

(GLO)- Đón đầu nguồn nước từ công trình thủy lợi Plei Keo, gần 4 năm trước, người dân xã Ayun (huyện Chư Sê) đã đưa những cây cà phê đầu tiên về trồng trên vùng đất pha cát cằn cỗi. Đến nay, diện tích cà phê ở Ayun không ngừng tăng, góp phần đưa cuộc sống người dân nơi đây ngày một khởi sắc.

Sức sống mới ở Kon Chiêng

Sức sống mới ở Kon Chiêng

(GLO)- Từ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã Kon Chiêng (huyện Mang Yang) không chỉ hoàn thiện cơ sở hạ tầng mà tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn của xã đang ngày càng khởi sắc
Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

Nâng tầm sản phẩm rau quả Phú Thiện

(GLO)- Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tuân thủ nghiêm quy trình canh tác, Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn thị trấn Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã nâng tầm sản phẩm rau quả, giúp bà con nông dân thay đổi nhận thức trong canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững.