Gia Lai:Đề xuất xây dựng Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai vừa phối hợp với Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý xây dựng hồ sơ đề xuất Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng Gia Lai. Tham dự có ông Kpă Thuyên-Phó Chủ tỉnh UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, một số địa phương và đơn vị chủ rừng có diện tích nằm trong khu vực dự kiến xây dựng khu sinh quyển…
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Nguyễn Diệp
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Nguyễn Diệp
Cao nguyên Kon Hà Nừng gồm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh rộng 42.143,25 ha; Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng khoảng 15.446,03 ha cùng diện tích rừng của một số chủ rừng trải dài qua nhiều địa phương của tỉnh. Đây là khu vực có hệ sinh thái rừng còn tương đối nguyên vẹn với hệ sinh thái đặc trưng là rừng kín nhiệt đới với cây xanh lá rộng, cây lá kim, rừng thưa xanh lá kim, thảm cây bụi, trảng cỏ và các khu vực đất nông nghiệp, khu dân cư có tính đa dạng sinh học cao; có nhiều điểm độc đáo, nổi bật, độc nhất, đáp ứng được các tiêu chí đề nghị UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Trong đó, các loài động, thực vật ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh rất đa dạng, phong phú với khoảng 1.754 loài thực vật bậc cao; 91 loài thực vật bậc thấp; 87 loài thú; 326 loài chim; 77 loài bò sát cùng nhiều loài thú quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng là vùng rừng nhiệt đới xanh núi thấp được ưu tiên cao trong bảo tồn đa dạng sinh học.   
Tại Hội thảo, các đại biểu và chuyên gia đóng góp nhiều ý kiến quan trọng để các đơn vị tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các tiêu chí lập hồ sơ xây dựng Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng Gia Lai để trình UNESCO công nhận là khu sinh quyển thế giới.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng Gia Lai khi được công nhận sẽ là mô hình phát triển bền vững của địa phương trong việc kết nối hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học với giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc; giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên, nâng cao chất lượng cuộc sống, giáo dục và nghiên cứu khoa học…
       Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Chuyện ở chốt 383

Chuyện ở chốt 383

(GLO)- Tuy còn nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng cán bộ, chiến sĩ chốt 383 của Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) nỗ lực vượt lên để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ khu vực biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia.

Công an Gia Lai được Bộ Công an biểu dương

Công an Gia Lai được Bộ Công an biểu dương

(GLO)- Ghi nhận những thành tích xuất sắc trong 15 ngày (từ 15 đến 29-12-2024) cao điểm tấn công trấn áp tội phạm đảm bảo an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công an tỉnh Gia Lai vừa vinh dự được Bộ Công an biểu dương.

Nhiều tập thể, cá nhân của Công an tỉnh Gia Lai được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen

Nhiều tập thể, cá nhân của Công an tỉnh Gia Lai được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen

(GLO)- Sáng 6-1, tại lễ chào cờ đầu năm 2025, Đại tá Phạm Hữu Trường-Phó Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai đã đọc thư chúc mừng năm mới của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh và trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc liên quan đến vụ án Phan Thị Thảo.

Niềm vui từ chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản”

Niềm vui từ chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản”

(GLO)-Chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản” được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Gia Lai phối hợp với các đơn vị tổ chức tại xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ với nhiều hoạt động đầy ý nghĩa đã mang lại niềm vui cho hàng ngàn người dân trên vùng biên giới mỗi dịp Tết đến, xuân về.