Gia Lai: Xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trong 6 tháng đầu năm 2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 12-12, Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai tổ chức phiên họp thứ nhất để triển khai thực hiện một số nội dung công việc thuộc thẩm quyền. 

Đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp. Tham dự có lãnh đạo UBND tỉnh và các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo.

b00bf21cfcbc46e21fad.jpg
Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh tại phiên họp thứ nhất. Ảnh: Lam Nguyên

Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo đã thảo luận, thông qua Dự thảo quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ các Ủy viên Ban Chỉ đạo triển khai công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh đảm bảo hoàn thành cả 3 chương trình gồm: Hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng; hỗ trợ nhà ở theo các chương trình mục tiêu quốc gia và xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân; trong đó, ưu tiên xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công từ nguồn ngân sách nhà nước.

Mặt khác kiểm tra việc vận động, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các đối tượng trên địa bàn tỉnh theo đúng mục đích, đối tượng, thời gian hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2025

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo, toàn tỉnh hiện có 17.183 hộ nghèo, 9.469 hộ cận nghèo. Năm 2025, tỉnh dự kiến hỗ trợ xây mới, sửa chữa 8.178 căn nhà (xây mới 6.441 căn, sửa chữa 1.737 căn).

Trong đó, nhà ở cho gia đình chính sách người có công: 248 căn (xây mới 133 căn, sửa chữa 115 căn); nhà ở cho hộ nghèo: 5.354 căn (xây mới 4.417 căn, sửa chữa 937 căn); nhà ở cho hộ cận nghèo: 2.576 căn (xây mới 1.891 căn, sửa chữa 685 căn).

Định mức hỗ trợ là 60 triệu đồng/hộ khi xây mới, 30 triệu đồng/hộ khi sửa chữa; tổng nhu cầu kinh phí là 438,57 tỷ đồng. Kinh phí thực hiện từ nhiều nguồn: nguồn hỗ trợ từ Chương trình huy động của Trung ương; ngân sách nhà nước; kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nguồn kinh phí vận động và các nguồn hợp pháp khác.

542b13c9ed6957370e78.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên phát biểu kết luận phiên họp. Ảnh: Lam Nguyên

Kết luận phiên họp, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên nhấn mạnh: Đây là cuộc vận động lớn, cần triển khai chặt chẽ, đúng đối tượng, đảm bảo sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, hiệu quả; trong đó ưu tiên xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công.

Bí thư Tỉnh ủy cũng yêu cầu tùy tình hình thực tế của hộ dân tại địa phương để triển khai, nơi nào gia đình và cộng đồng có thể tự xây, sửa thì giao việc và hướng dẫn quyết toán nhằm tiết kiệm chi phí.

Cùng với đó, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu từ đầu năm 2025, Ban Chỉ đạo tổ chức họp hàng tháng để báo cáo chi tiết tiến độ triển khai nhằm đảm bảo thực hiện đạt mục tiêu đề ra.

Có thể bạn quan tâm

Điều chỉnh Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Kông Chro

Điều chỉnh Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Kông Chro

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa phê duyệt điều chỉnh Quyết định số 692/QĐ-UBND ngày 12-11-2022 phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Kông Chro thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Phụ nữ làng Đê Chơ Gang (xã Phú An, huyện Đak Pơ) chăm sóc con đường hoa. Ảnh: Đ.M.P

Có một ngôi làng mang tên Đê Chơ Gang

(GLO)- Làng Đê Chơ Gang (xã Phú An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) được hình thành từ rất lâu đời. Trải qua các giai đoạn lịch sử, làng vẫn giữ nét đẹp truyền thống của văn hóa Bahnar. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, người dân nơi đây vẫn một lòng chung thủy với cách mạng.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.