Gia Lai với hành trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp- nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cà phê một trong những thế mạnh xuất khẩu tăng nguồn thu cho ngân sách.
Cà phê một trong những thế mạnh xuất khẩu tăng nguồn thu cho ngân sách. Ảnh: Sỹ Huynh

Kết thúc năm 2009, năm đầu tiên thực hiện nghị Quyết Trung ương 7 của Đảng về nông nghiệp- nông dân- nông thôn, trên mặt trận này ở tỉnh ta với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn; xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại hóa bền vững, sản xuất hàng hóa lớn có năng suất chất lượng hiệu quả cạnh tranh cao bảo đảm vững chắc an ninh lương thực; xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội hiện đại.

Một năm với bao khó khăn, nông dân phải đương đầu với thách thức khí hậu diễn biến bất thường và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu; nhưng dưới sự lãnh đạo sâu sát kịp thời của Tỉnh ủy, sự năng động trong điều hành của UBND tỉnh; sự chung vai sát cánh của cả hệ thống chính trị, sản xuất nông nghiệp tỉnh ta vẫn phát triển ổn định đúng định hướng, theo quy hoạch. Bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu đất đai của mỗi vùng sinh thái: Cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, tập trung phát triển ở các huyện phía Tây của tỉnh và ưu tiên những vùng có chủ động nguồn nước tưới. Các huyện vùng phía Đông tỉnh tập trung phát triển cây điều, mía và các loại cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày; sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá cao, bình quân 6,8%/năm; giá trị sản xuất đạt 6.500 tỉ đồng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ rệt, tỷ trọng ngành nông- lâm nghiệp thủy sản chiếm 43,3%.

Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, diện tích cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao được mở rộng. Các vùng sản xuất tập trung chuyên canh các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao tiếp tục được mở rộng đã tạo nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu như cao su, cà phê, hồ tiêu… Các vùng trọng điểm về lúa nước với quy mô lớn tiếp tục được hình thành phát triển, đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ cho nông dân. Diện tích gieo trồng ngày càng tăng: Năm 2009 đạt 432.000 ha, sản lượng cây có hạt đạt 515.000 tấn. Trong đó diện tích lúa Đông Xuân là 23.100 ha. Chăn nuôi phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Tổng đàn gia súc tăng từ 10% đến 25%, tỷ lệ bò lai (35%), heo lai (63%), nhờ thực hiện các dự án nâng cao chất lượng đàn gia súc và triển khai chương trình khuyến nông. Trong chăn nuôi đã và đang hình thành nhiều mô hình chăn nuôi trang trại theo hướng công nghiệp; nhất là gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản, nuôi ong mật, dê cừu… đã và đang được nhân rộng.

Sản xuất lâm nghiệp là một trong những thế mạnh kinh tế của tỉnh, với tổng diện tích đất lâm nghiệp 871.645,6 ha. Đất có rừng 719.314,6 ha; trong đó có 683.190,4 ha rừng tự nhiên và 36,124 ha rừng trồng. Việc bảo vệ và kinh doanh rừng là trọng điểm trong 3 chương trình kinh tế của tỉnh, công tác lâm nghiệp đã được triển khai đồng bộ từ trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác, chế biến, khôi phục và phát triển vốn rừng theo hướng xã hội hóa. Tổ chức quản lý và bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn và các khu rừng đặc dụng. Hạn chế và đi đến chấm dứt nạn phá rừng làm rẫy, khai thác mua bán, chế biến và vận chuyển lâm sản trái phép. Khoanh nuôi, tái sinh rừng tự nhiên, nuôi dưỡng rừng trồng, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc và ưu tiên phát triển rừng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; gắn phát triển lâm nghiệp với xóa đói giảm nghèo, định canh-định cư xây dựng xã hội nghề rừng, nâng cao đời sống cho đồng bào sống gần rừng, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Năm 2010, tốc độ tăng GDP của tỉnh phấn đấu đạt 13,2%; trong đó nông- lâm nghiệp thủy sản tăng 5,3%, tổng sản lượng lương thực 539,2 ngàn tấn, trồng rừng phòng hộ 950 ha, trồng rừng sản xuất 4.000 ha; trồng cao su 25.000 ha. tỷ lệ hộ nghèo 1,82%; giảm 3,5% so với năm 2009. Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh 80%. Tỷ lệ che phủ rừng có cả cây công nghiệp 58,18%.

Công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ vào sản xuất nông nghiệp là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Nhiều dự án trong lĩnh vực khuyến nông, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, các chính sách trợ giá, trợ cước, cấp giống không thu tiền… đem lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân.

Tiêu biểu trong lĩnh vực về giống trong sản xuất nông nghiệp có dự án chuyển đổi cơ cấu giống lúa nước với tổng kinh phí 5,49 tỉ đồng để sản xuất 2.784 ha lúa giống nguyên chủng 52.433 ha lúa giống cấp 1, xây dựng 75 mô hình sản xuất giống lúa lai. Kết quả thực hiện đã xác định được tập đoàn giống có năng suất, chất lượng cao với 9 loại giống năng suất cao từ 15%  đến 20% so với các loại giống trước đây. Hiện đang được ứng dụng đại trà thay cho 22 loại giống cũ. Các dự án như điều ghép, lai cải tạo đàn bò theo hướng thịt, dự án nạc hóa đàn heo… đem lại hiệu quả thiết thực cho nông dân. Việc triển khai thực hiện chương trình khuyến nông với các mô hình trồng lúa lai, điều ghép, điền trúc, ghép cải tạo cà phê, bắp lai, dê bách thảo, gà tam hoàng, ca cao, cá nước ngọt…; các đề tài sản xuất rau an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm; đề tài nuôi cấy một số loài hoa… đã đem lại nhiều lợi nhuận cho người dân.

Với mục tiêu tạo chuyển biến  mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân, nông nghiệp-nông thôn Gia Lai đã có bước phát triển đáng kể về mở rộng diện tích canh tác, đa dạng hóa vật nuôi cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa và tận dụng ưu thế, tiềm năng để phát triển trồng trọt, chăn nuôi ngành nghề và chế biến nông-lâm sản phục vụ tiêu dùng xuất khẩu. Hiện toàn tỉnh có khoảng 3.000 trang trại kinh tế và trên 165.000 hộ gia đình làm kinh tế nông nghiệp. Các trang trại kinh tế chủ yếu trồng cà phê, hồ tiêu, cao su tiểu điền, đào lộn hột, các loại cây công nghiệp ngắn ngày và trang trại chăn nuôi bò, heo, nuôi trồng thủy sản.

Những thành tựu trên cho thấy, năm 2010, nông nghiệp-nông thôn và nông dân tỉnh ta đang trên đà phát triển ổn định; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực; góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đóng góp tích cực cho xuất khẩu, tăng cường tích lũy để đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp-nông thôn. Đây chính là thực tế sinh động để Đảng bộ tỉnh ta thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đã đề ra; trên cơ sở đó hoàn thành kế hoạch 5 năm (2005-2010) tạo tiền đề vững chắc cho thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV của Đảng bộ tỉnh.

Trần Văn Nghĩa

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.