Gia Lai: Từ ngày 5 đến 8-11, triển khai khám sàng lọc trẻ em bị tim bẩm sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai phối hợp với Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng tổ chức khám sàng lọc cho trẻ em bị bệnh tim từ ngày 5 đến 8-11-2024.

Theo văn bản số 1977/SLĐTBXH-CSXH ngày 17-10-2024 của sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai về việc khám sàng lọc trẻ em bị tim bẩm sinh, đối tượng khám là trẻ em từ 0 đến 16 tuổi có dấu hiệu bị tim bẩm sinh như: thường bị ho, khò khè tái đi tái lại nhiều lần, thở nhanh, lồng ngực bị rút lõm khi hít vào, sưng phổi, viêm phế quản..., trẻ em bị tim bẩm sinh chưa khám sàng lọc. Trẻ đã được phẫu thuật thì mời đến tái khám kiểm tra sức khỏe. Thời gian khám: buổi sáng từ 7 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 30 phút.

99-6902.jpg
Bác sĩ khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh cho trẻ. Ảnh: Như Nguyện

Địa điểm khám: Sáng ngày 5-11-2024 tổ chức khám cho học sinh và đối tượng trẻ em khác tại Trường Mầm non Sao Mai (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro). Chiều cùng ngày tổ chức khám cho học sinh và đối tượng trẻ em khác tại Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro).

Sáng 6-11-2024 tổ chức khám cho học sinh và đối tượng trẻ em khác tại Trường Mầm non Hoa Hồng (tổ dân phố 5, thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện). Chiều cùng ngày tổ chức khám cho học sinh và đối tượng trẻ em khác tại Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (Xã Ia Ke, huyện Phú Thiện).

Ngày 7-11-2024: Buổi sáng khám cho học sinh và đối tượng trẻ em khác tại Trường Mầm non Hoa Anh Đào (45A Phạm Hùng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku). Chiều cùng ngày tổ chức khám cho học sinh và đối tượng trẻ em khác tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (phường Hoa Lư, TP.Pleiku).

Ngày 8-11-2024: Buổi sáng tổ chức khám cho học sinh và đối tượng trẻ em khác tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (phường Hoa Lư, TP.Pleiku).

Sau khi các em được khám sàng lọc và có chỉ định phẫu thuật sẽ được hỗ trợ chi phí phẫu thuật theo quy định.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với các đơn vị liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn thông báo đến gia đình có trẻ em thuộc đối tượng đến khám theo đúng thời gian, địa điểm nêu trên.

Mọi chi tiết liên hệ Phòng Chính sách Xã hội, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (số 10 Hai Bà Trưng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai; điện thoại: 02693.823262; email: treemgialai@gmail.com hoặc đồng chí Bùi Hoàng Anh-SĐT: 0867.523.469 để được hướng dẫn cụ thể.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.