Gia Lai triển khai chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có công văn về việc triển khai Quyết định số 801/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030.
Phòng trưng bày các sản phẩm làm từ chất liệu thổ cẩm tại làng Phung, xã Biển Hồ, TP. Pleiku. Ảnh: Minh Châu
Phòng trưng bày các sản phẩm làm từ chất liệu thổ cẩm tại làng Phung, xã Biển Hồ, TP. Pleiku. Ảnh: Minh Châu
Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn tổ chức lại sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, xây dựng chuỗi liên kết giá trị làng nghề, sản phẩm làng nghề gắn với Chương trình OCOP. Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp tổ chức rà soát, thống kê, đánh giá, phân loại nghề, làng nghề; tổ chức các hoạt động tôn vinh các sản phẩm và nghệ nhân, thợ giỏi tiêu biểu; khôi phục, bảo tồn các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; phục hồi, tôn tạo di tích, xây dựng môi trường du lịch văn hóa làng nghề.
Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm làng nghề; hỗ trợ các sản phẩm OCOP tiêu biểu của làng nghề tham gia các sự kiện, hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế.
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ phục vụ công tác bảo tồn, phát triển làng nghề; phổ biến, hướng dẫn, quản lý công nghệ sản xuất đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững các làng nghề. Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công thương và các đơn vị liên quan hỗ trợ xây dựng, phát triển thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề, làng nghề truyền thống; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất, truy xuất nguồn gốc, hệ thống mã số, mã vạch; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm, hàng hóa sản xuất của làng nghề.
Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch chủ trì, hướng dẫn đề xuất các điểm du lịch phát triển gắn với làng nghề, làng nghề truyền thống; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch; khuyến khích, liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch gắn với sản phẩm làng nghề; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông-Vận tải đề xuất phát triển cơ sở hạ tầng làng nghề.
XUÂN PHẠM
 

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.