Gia Lai: Trao 50 triệu đồng hỗ trợ sinh kế cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 5-8, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai trao kinh phí hỗ trợ mô hình phát triển kinh tế cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại làng Pốt (xã Song An, thị xã An Khê). Tham dự có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hồ Văn Điềm.

Theo đó, từ nguồn hỗ trợ của Công ty cổ phần Tập đoàn Truyền thông Quốc gia Việt Nam và nguồn đối ứng từ Quỹ “Vì người nghèo” thị xã An Khê đã trao 50 triệu đồng giúp 10 hộ nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số (5 triệu đồng/hộ) thuộc làng Pốt (xã Song An) thực hiện mô hình nuôi heo sọc dưa sinh sản.
Đây là mô hình được Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã An Khê triển khai nhằm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”.
Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hồ Văn Điềm (thứ 2 từ trái qua) trao kinh phí hỗ trợ thực hiện mô hình. Ảnh: Lê Đại
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hồ Văn Điềm (thứ 2 từ trái qua) trao kinh phí hỗ trợ người dân thực hiện mô hình "Chăn nuôi heo sọc dưa sinh sản". Ảnh: Lê Đại
Được biết, làng Pốt hiện có 81 hộ với 353 khẩu, tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 11%. 100% dân số của làng là người Bahnar.
Phát biểu tại buổi trao tặng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hồ Văn Điềm mong muốn các hộ tham gia mô hình sử dụng hiệu quả nguồn vốn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt, tập trung lao động sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập để sớm vươn lên thoát nghèo bền vững. Bên cạnh đó, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cũng đề nghị cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể địa phương tiếp tục quan tâm hỗ trợ bà con về giống, kỹ thuật chăn nuôi và tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định để mô hình phát huy hiệu quả.
Dịp này, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Song An công bố quyết định thành lập Ban quản lý thực hiện mô hình “Chăn nuôi heo sọc dưa sinh sản” gồm 6 thành viên do ông Bùi Xuân Quang-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã làm Trưởng ban.
LÊ ĐẠI
 
 

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.