Gia Lai: Trao 26 giải thưởng về sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Chiều 12-8, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh Gia Lai tổ chức lễ bế mạc Hội thi "Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh lần thứ nhất, năm 2022".

Dự lễ bế mạc có bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Siu Trung-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh.

 Bà Ayun H’Bút (đứng giữa)-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh trao 2 giải nhất cho các cá nhân. Ảnh: Hoàng Minh
Bà Ayun H’Bút (đứng giữa)-Phó Chủ tịch HĐND tỉnh trao 2 giải nhất cho các cá nhân. Ảnh: Hoàng Minh


Hội thi lần này có 116 sản phẩm tiêu biểu (trong đó có 32 sản phẩm tươi sống và 81 sản phẩm chế biến) do 17 Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh lựa chọn, mang đến. Các sản phẩm tươi sống là các loại rau củ quả như sầu siêng, nhãn, mít, bưởi, bơ, măng tây… Các loại sản phẩm chế biến gồm có bột cà phê, trà, hạt điều, mắc ca, mít sấy, yến sào, rượu yến sào lạc tiên… Các sản phẩm tiêu biểu này đều được tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP, VietGAP…

Sau 2 ngày (11 và 12-8) chấm thi qua hồ sơ, thuyết trình và các sản phẩm trưng bày tại các gian hàng; Ban tổ chức Hội thi đã quyết định trao 26 giải thưởng chính; trong đó có 2 giải nhất, 4 giải nhì, 6 giải ba, 14 giải khuyến khích và nhiều giải phụ...

Theo đó, 2 giải nhất thuộc về sản phẩm quả chanh dây của chị Đỗ Thị Mỹ Thơm (xã Đak Ta Ley, huyện Mang Yang) và sản phẩm yến sào tinh chế của anh Nguyễn Văn Toàn (phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa).
 

HOÀNG MINH

 

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

(GLO)- Từ sáng sớm ngày 2-11, nhiều du khách gần xa đã có mặt tại làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai) để đón xem Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh năm 2024. Không khí "trẩy hội" nơi biên giới vô cùng rộn ràng, náo nhiệt. Dưới đây là một số hình ảnh P.V Báo Gia Lai ghi nhận được.